Tiêu điểm
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề nghị có chính sách ưu đãi để vay vốn dài hạn
Hiện chưa có nhiều doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung – dài hạn. Tập đoàn Tân Long, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đề nghị có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị.
Do thời tiết thuận lợi cùng với mô hình trồng lúa ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được nhân rộng nên năng suất lúa đông xuân năm nay đạt khá. Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, tính đến trung tuần tháng 6/2023, các địa phương trên cả nước đã xuống giống cho vụ lúa hè thu.
Sản lượng năm nay được dự đoán tiếp tục tăng, đạt 43,11 triệu tấn. Theo kế hoạch Bộ Nông nghiệp và nông thôn, cả năm 2023 sẽ gieo trồng 7,1 triệu ha lúa, năng suất trung bình ước đạt 60,7 tạ/ha.
Cùng với đó, bộ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối năm nay lên 60%, trong đó 25% gạo mang nhãn hiệu Việt Nam. Xuất khẩu gạo cả năm đạt 6,5 – 7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Tuy nhiên, nhờ nhu cầu gạo tại nhiều nước tăng mạnh, gạo Việt xuất khẩu nửa đầu năm nay đã khoảng 4,27 triệu tấn (đạt 61% mục tiêu cả năm), kim ngạch 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, theo Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại cuộc họp về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 6/7, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông tin, xuất khẩu gạo đang thuận lợi, nhất là trong những tháng cuối năm bởi các thị trường lớn như Trung Quốc, Philippines, Malaysia… vẫn mua mạnh.
Vài ngày tới, Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn và dự kiến sẽ liên tục mở thầu. Hiện xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Indonesia có mức tăng trưởng mạnh trên 1.498%.
Ngoài ra, người tiêu dùng tại thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông đang rất ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam, tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu 1,3 triệu tấn lúa và gạo; trong đó nhập khẩu từ Campuchia nhiều nhất với 1 triệu tấn lúa; tiếp đến là Ấn Độ với gạo trắng và tấm…
Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), do ảnh hưởng của những bất ổn về kinh tế, thiên tai (El Nino), nhu cầu dự trữ lương thực của các quốc gia tăng mạnh.
Xuất khẩu gạo cần phát triển bền vững hơn
Những thuận lợi trên thị trường thế giới thời gian qua đã giúp gạo Việt nhanh chóng mở rộng thị phần tại các thị trường lớn. Đơn cử như quốc gia đông dân nhất thế giới, Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc, bỏ xa các nhà xuất khẩu gạo khác như Myanmar, Ấn Độ hay Thái Lan.
Tuy nhiên, để duy trì và tiếp tục mở rộng thị phần trong các năm tiếp theo lại là câu chuyện khác khi chiến lược phát triển thị trường trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa thực sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng.
Tại cuộc họp ngày 6/7, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long cho biết, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung - dài hạn, chủ yếu là vốn ngắn hạn để thu mua khi vào vụ.
Ông Bá đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị, từ khâu trồng, sản xuất, thu mua đến sấy, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Cũng cùng quan điểm đó, Nhiều ý kiến cho rằng để thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030, cần rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn trong chuỗi giá trị gạo phù hợp với thị trường quốc tế. Đồng thời cập nhật thông tin, hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng; hỗ trợ bảo quản, chế biến, chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, bộ sẽ sớm làm việc với Bộ Công thương cùng các bộ, ngành khác để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ thị trường hiện nay.
Cùng với đó, tìm ra các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, đảm bảo gia tăng về giá trị hơn gia tăng về số lượng. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phù hợp với Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030, cũng như đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tận dụng thời cơ từ El Nino
Gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 35% trong nửa đầu năm nay, chỉ đứng sau rau quả.
Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm xuất khẩu gạo 44% vào năm 2030
Ngày 25/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Đáng chú ý, chiến lược này đặt mục tiêu giảm 44% khối lượng xuất khẩu gạo đến năm 2030.
Doanh nghiệp không đủ gạo chất lượng cao để xuất khẩu
Thị trường thuận lợi, xuất khẩu gạo những tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, song doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tính minh bạch, bền vững để tận dụng cơ hội.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Có nhiều cơ hội từ thị trường quốc tế, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình trạng "thế chấp hết tài sản cũng không đủ tiền nhập hàng".
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.