Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Có nhiều cơ hội từ thị trường quốc tế, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình trạng "thế chấp hết tài sản cũng không đủ tiền nhập hàng".
Ngày 25/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Đáng chú ý, chiến lược này đặt mục tiêu giảm 44% khối lượng xuất khẩu gạo đến năm 2030.
Theo Chiến lược xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Để thực hiện được chiến lược này, Việt Nam chấp nhận giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn (tương đương khoảng 2,62 tỷ USD) từ mức 7,2 triệu tấn vào năm 2022.
Cụ thể, chính phủ lên kế hoạch chuyển dịch cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu: giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp và trung bình, nâng tỷ trọng các loại gạo đặc sản, gạo phẩm cấp cao. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu của Việt Nam đạt trên 20% và năm 2030 là trên 40%.
Đồng thời, chiến lược đặt mục tiêu đẩy mạnh tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp mang thương hiệu gạo Việt Nam vào các thị trường, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030.
Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng sẽ chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu, đặc biệt tăng cường tỷ trọng xuất khẩu các châu lục khác như châu Phi, châu Mỹ và châu Âu.
Phấn đấu đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 23%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
Việt Nam sẽ tập trung vào cải thiện và phát triển chất lượng thay vì số lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Tóm lại, mục tiêu của chiến lược này đó là phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả, gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường các nước phát triển.
Bên cạnh đó, mục tiêu thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó là Việt Nam sẽ tập trung vào cải thiện và phát triển chất lượng thay vì số lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó "thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Việt Nam đã có những định hướng phát triển thị trường cụ thể, theo từng khu vực.
Đối với thị trường Đông Bắc Á, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần gạo trongtổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc từ 8,7% năm 2021 lên khoảng 20% năm2025 và khoảng 23% năm 2030; thị phần vào thị trường Nhật Bản từ 0,1% năm 2021lên khoảng 0,5% vào năm 2025 và khoảng 1% vào năm 2030. Trong khi đó, vẫn giữ vữngthị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực, nhất là các thị trường chủchốt như Philippines, Indonesia, Malaysia,...
Trên thị trường châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo.
Trong giai đoạn 2023 - 2030, Việt Nam cũng sẽ chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu, đặc biệt tăng cường tỷ trọng xuất khẩu các châu lục khác như châu Phi, châu Mỹ và châu Âu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chú chú trọng khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Từ đó, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần gạo trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.
Với thị trường châu Âu, Việt Nam sẽ tập trung khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do với khu vực như EVFTA, UKVFTA, EAEU để tăng khối lượng gạo xuất khẩu vào khu vực, tương xứng với tiềm năng của thị trường.
Tại khu vực này, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần gạo trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Liên minh kinh tế Á – Âu với muc tiêu thị phần tại thị trường Liên bang Nga tăng từ 1,6% năm 2021 lên khoảng 7% vào năm 2025, khoảng 10% năm 2030. Thị phần tại thị trường Bê-la-rút ổn định ở mức khoảng 25%.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng thị phần gạo ở hầu hết các quốc gia Tây Âu như: Pháp là từ 2,3% năm 2021 lên khoảng 2% vào năm 2025 và khoảng 3,5%; Đức từ 1,8% vào năm 2021 lên khoảng 2% năm 2025 và khoảng 2,5% vào năm 2030; Cộng hòa Séc từ 7,7% năm 2021 lên khoảng 8,5% năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030.
Cuổi cùng, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ từ 1,5% năm 2021 lên khoảng 3% vào năm 2025, khoảng 5% vào năm 2030, tăng thị phần tại thị trường Mexico lên 0,2% vào năm 2025, khoảng 0,5% vào năm 2030; tại thị trường Haiti từ 6,5% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025, khoảng 10% vào năm 2030.
Tại thị trường Úc, Việt Nam đặt mục tiêu tăng thị phần tại thị trường này từ 14% năm 2021 lên khoảng 16% vào năm 2025 và khoảng 19% vào năm 2030...
Có nhiều cơ hội từ thị trường quốc tế, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình trạng "thế chấp hết tài sản cũng không đủ tiền nhập hàng".
Các bộ liên quan cần nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp phù hợp bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi ích người nông dân.
Xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Bộ Công thương từng có kiến nghị Chính phủ tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 vì tính toán đến vấn đề an ninh lương thực khi Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội.
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.