Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Cơn sốt nuôi tôm bắt đầu tư những năm 1990 đã giúp nhiều nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long trở nên giàu có.
Ông Tang Van Tuoi, nhìn khác xa những người nông dân Việt Nam điển hỉnh khác với tay đeo đồng hồ vàng lấp lánh, hào hứng kể về thu nhập của mình nhờ nuôi tôm.
Sau nhiều năm trồng lúa, trồng hành và chăn vịt, ông đã đổi đời nhờ nuôi tôm từ năm 2000.
Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa gạo lớn nhất của Việt Nam bây giờ là quê hương của ngành công nghiệp nuôi tôm trị giá hàng tỷ USD. Nhiều nông dân đã giàu lên nhờ vật nuôi nhỏ bé này.
“Nuôi tôm mang lại thu nhập lớn không gì so sánh bằng”, ông Tang Van Tuoi nói trong bữa ăn với bạn bè. Dĩ nhiễn món ăn không thể thiếu tôm ngoài rau củ và thị lợn.
Năm nay ông dự kiến sẽ thu được một tỷ đồng (44.000 USD), một con số lớn ở vùng đồng bằng này, khi mà mỗi nông dẫn chỉ có thu nhập trung bình khoảng 100 USD/ tháng.
Cơn sốt nuôi tôm bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi nước biển dâng khiến nước mặn tràn vào đồng bằng sông Cửu Long. Cùng lúc đó, nhu cầu tại Mỹ và châu Âu tăng nhanh. Người dân địa phương đã nhanh chóng chuyển sang nuôi tôm.
Nông dân giàu lên đã thay đổi một phần bộ mặt của tỉnh Sóc Trăng. Xe máy thay thế xe đạp trên các con đường mới trải nhựa với hai bên đường là căn nhà tầng, vốn khó có thể hình dung ra trước đó.
Dù vậy, các chuyên gia về môi trường cảnh báo, lợi nhuận từ nuôi tôm quá mức có thể không kéo dài. Ngày nay, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thường xuyên đe dọa các vụ thu hoạch.
Cuộc khủng hoảng lớn hơn đang hình thành do các khu rừng nước mặn dần biến mất để lấy đất nuôi tôm. Điều này khiến khu vực dễ chịu ảnh hưởng từ bão lũ và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đang khuyến khích nông dân lại rừng và dừng việc sử dụng hóa chất độc hại, điều có thể giúp tăng giá bán 5 – 10%. Tuy vậy, người nuôi tôm nói rằng lợi ích trước mắt về tài chính là quá lớn đối với họ.
Để giải quyết rủi ro dài hạn, Chính phủ đã ngăn chặn việc cả khu vực này trở thành đầm tôm, dù nước biển vẫn đang ngày càng lấn sâu vào đất liền.
Hàng triệu USD đã được chi ra để bảo vệ các vùng trồng lúa đảm bảo cho khu vực này tạo ra đủ lương thực. Tuy nhiên khi Việt Nam cải tổ thị trường, sức hút từ việc xuất khẩu tôm lợi nhuận cao, chủ yếu sang Mỹ và châu Âu, ngày càng hấp dẫn.
Hồi đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên 10 tỷ USD vào năm 2025, tăng 3 tỷ USD so với năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu gạo đã giảm đần từ năm 2011 và chỉ mang về 2,2 tỷ USD năm ngoái.
“Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển kinh tế nhưng cũng không muốn hy sinh an ninh lương thực trong dài hạn”, nhà nghiên cứu Tim Gorman của đại học Cornell nói.
Kết quả là, ở một số vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân trồng lúa nửa năm và nuôi tôm nửa năm. Anh Thach Ngoc Cuong có hai mảng ruộng ở Sóc Trăng, một chứa nước sạch để trồng lúa và một chưa nước mặn để nuôi tôm. “Tôi sẽ rất vui nếu được nuôi tôm ở ruộng bên kia”, anh nói.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.