Tiêu điểm
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Sự dịch chuyển của chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp
Với chi phí vận hành cạnh tranh, vị trí chiến lược và được Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Ngành công nghiệp Việt Nam đang được định hình bởi các lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự nổi lên của các lĩnh vực công nghệ cao mới như trung tâm dữ liệu và xe điện.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, FDI vào Việt Nam đạt ngưỡng 24,8 tỷ USD, dẫn đầu là các ngành có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.
Các quốc gia đầu tư chủ chốt bao gồm Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản, làm nổi bật lên xu hướng chuyển dịch sang sản xuất công nghệ cao, giá trị cao.
Sản xuất chiếm khoảng 63% FDI, nhấn mạnh sức hấp dẫn của Việt Nam đã vượt xa lĩnh vực sản xuất chi phí thấp truyền thống.
Hơn 44% vốn FDI sản xuất mới trong 9 tháng đầu năm 2024 đến từ các sản phẩm có giá trị gia cao như điện tử và thiết bị điện. Điều này nhấn mạnh sự dịch chuyển lên chuỗi giá trị của Việt Nam.
Với ngành thương mại điện tử phát triển và FDI gia tăng, nhu cầu về kho bãi và mặt bằng công nghiệp xây sẵn đã tăng mạnh.
Theo báo cáo "Tiêu điểm bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024: Làn sóng mới" của Savills Việt Nam, trong năm 2024, nguồn cung nhà xưởng và nhà kho xây sẵn (RB) tăng 31%, với tỷ lệ lấp đầy vượt 80% tại các khu vực trọng điểm.
Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế về logistics, được ưa chuộng nhờ chi phí cạnh tranh và vị trí chiến lược, phục vụ cả khách hàng trong nước và quốc tế.
Chi phí kho bãi tại Việt Nam vẫn giữ vững độ hấp dẫn ở mức trung bình 5,6USD/m², thu hút các công ty đang áp dụng chiến lược “Trung Quốc +1”.
Các nhà phát triển đang đón nguồn cầu mạnh mẽ này thông qua các cơ sở mặt bằng hiện đại, công nghệ cao, bao gồm cả các lựa chọn thân thiện với môi trường phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Sự hỗ trợ của Chính phủ cho phát triển logistics, thông qua đầu tư vào các hình thức vận tải đa dạng và các khu vực logistics chuyên dụng, còn giúp thúc đẩy tăng trưởng, định vị Việt Nam là địa điểm được ưu tiên cho các giải pháp công nghiệp hiệu quả cùng với chi phí hợp lý.
Mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số và tăng trưởng trung tâm dữ liệu
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa sản xuất mạnh mẽ của Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi kinh tế của nước này trong năm nay.
Trong đó, dòng vốn FDI đổ vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng đã thúc đẩy đáng kể tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước, trong đó điện tử nổi lên là ngành đóng góp chính.
Theo ông John Campbell, Giám đốc, Trưởng bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam, khi nền kinh tế kỹ thuật số đang phủ rộng khắp châu Á, Việt Nam đang trở thành một thị trường quan trọng cho các trung tâm dữ liệu.
Được định giá 685 triệu USD vào năm 2023, thị trường trung tâm dữ liệu dự kiến đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2029, nhờ vào nhu cầu gia tăng đối với điện toán đám mây, 5G và IoT.
Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ hướng đến mục tiêu 50% doanh nghiệp sẽ hoạt động kỹ thuật số vào năm 2025, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng đất nước trở thành một trung tâm kỹ thuật số.
Những thay đổi về quy định đang khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trung tâm dữ liệu khi cho phép nhóm nhà đầu tư này sở hữu hoàn toàn các trung tâm dữ liệu trong nước.
Các công ty như ST Telemedia đã hợp tác với công ty trong nước để mở rộng các cơ sở mới tại TP.HCM.
Tỷ lệ bao phủ internet cao và ngành thương mại điện tử bùng nổ của Việt Nam cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đầu tư lĩnh vực này, định vị các trung tâm dữ liệu là trụ cột quan trọng trong tương lai kinh tế của đất nước.
Trong năm 2024, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng 38%, dẫn đầu về doanh số là các nền tảng như Shopee và TikTok Shop.
Bán lẻ trực tuyến mở rộng còn thúc đẩy thêm nhu cầu về kho bãi, logistics và lưu trữ dữ liệu, củng cố vai trò của Việt Nam như một nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á.
Điều này cho thấy, ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi.
Theo ông John, sự chuyển đổi của đất nước sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang thúc đẩy vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với chi phí cạnh tranh, vị trí chiến lược và nhiều hiệp định thương mại, Việt Nam đang ở vị thế tốt để nắm bắt làn sóng đầu tư mới này.
Khi đất nước đang ngày càng hội nhập vào các thị trường toàn cầu, Việt Nam sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai ngành công nghiệp của Đông Nam Á, là điểm đến lý tưởng cho các giải pháp công nghiệp và logistics hiệu quả và tiên tiến.
Khát vọng xây dựng hệ sinh thái bất động sản công nghiệp
Công nghiệp thúc đẩy GDP quý III tăng 7,4%
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng mạnh mẽ, với công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm nhấn khi tăng 11,41% - mức tăng cao nhất trong sáu năm qua.
Liên minh Công nghiệp G20 tham vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ
Liên minh Công nghiệp G20 vừa tổ chức buổi họp, tham vấn các chuyên gia hàng đầu về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Viễn cảnh sáng hơn của ngành công nghiệp ô tô
Ngành công nghiệp ô tô cần quy mô lớn hơn để thích ứng với thay đổi của khí hậu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về môi trường.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
Quảng Trị thúc đẩy tiến độ dự án LNG Hải Lăng
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, trị giá 54.000 tỷ đồng, với mục tiêu đưa vào vận hành từ năm 2029.
Đổi nợ thành cổ phần: Còn cách nào khác cho doanh nghiệp địa ốc?
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Tái tạo ở Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2024
Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ sáu với chủ đề “tái tạo” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 - 22/11/2024.
Gen Z 'đại tu' nơi làm việc
Thế hệ Z đang định hình lại nơi làm việc với phong cách làm việc linh hoạt, ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm việc từ xa và các giờ làm việc không cố định.