Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Phía Tây Hà Nội đang thu hút quan tâm của nhà đầu tư, người mua nhà bởi nơi đây hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi như giao thông cơ sở, hạ tầng phát triển và quy hoạch thành phố mới tại Hòa Lạc.
Thị trường bất động sản Hà Nội những ngày cuối quý I/2024 đã bắt đầu tấp nập trở lại khi nhà đầu tư khởi động chu kỳ đầu tư mới, kiếm tìm thông tin và chắt lọc cơ hội để xuống tiền.
Thực tế cho thấy, khu Tây Hà Nội đang trở thành tâm điểm chú ý khi hàng loạt công trình hạ tầng giao thông lớn đã và đang được triển khai.
Cùng với đó, thông tin Hà Nội sẽ thành lập thành phố phía Tây với trung tâm là Hòa Lạc cũng khiến khu vực này càng trở nên thu hút trong mắt nhà đầu tư.
Dạo quanh một vòng thị trường, khu vực Nam An Khánh, Bắc An Khánh, Vân Canh (Hoài Đức), Dương Nội (Hà Đông), Tây Mỗ (Nam Từ Liêm)... đang trở thành điểm nóng trên thị trường căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề khi lượng nhà đầu tư đổ về có dấu hiệu tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Anh Dương Tiến, Giám đốc Sàn giao dịch Hải Tiến cho biết, lãi suất tiền gửi quá thấp cùng với sự khởi sắc của thị trường đã kéo nhà đầu tư về khu Tây Hà Nội rất mạnh. Thời gian qua, sóng nhẹ đã xuất hiện tại khu vực phía Tây, đặc biệt thị trường thứ cấp ở phân khúc thấp tầng biệt thự, liền kề.
"Ngay cả giá chung cư cũng tăng mạnh, đặc biệt những dự án mới ra hàng với mặt bằng giá từ 60-70 triệu đồng/m2 cũng đã đẩy mặt bằng giá chung cư đã qua sử dụng tại đây tăng chóng mặt", anh Tiến khẳng định.
Còn theo chị Nguyễn Hương (nhà đầu tư kì cựu) cho biết, khu Tây Hà Nội đang có nhiều lợi thế về hạ tầng giao thông khi cao tốc Láng Hòa Lạc đã tiếp tục được đầu tư xây dựng, giúp kết nối xuyên suốt đến Hòa Bình - Mộc Châu. Cùng với đó, các tuyến vành đai cắt ngang tuyến cao tốc này là vành đai 3,5 chuẩn bị khớp nối, vành đai 4 dồn dập thi công và vành đai 5 cũng đang được lên kế hoạch đầu tư.
"Đặc biệt, Hòa Lạc sẽ trở thành trung tâm của thành phố phía Tây với định hướng phát triển các khu công nghệ cao, các trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, các khu công nghiệp tầm cỡ. Một khi thành phố phía Tây hình thành sẽ tạo đà bứt phá cho thị trường bất động sản nơi đây", chị Hương nhận định.
Nhà đầu tư này cũng cho biết, ở các khu đô thị Nam An Khánh, Geleximco, Vinhomes Smart City, Splendora Bắc An Khánh, Hà Đô Charm Villa ghi nhận giá tăng liên tục trong 4 năm trở lại đây. Năm 2023, giá chững lại nhưng lại bắt đầu tăng từ cuối năm.
Do đó, cơ hội sẽ dành cho những nhà đầu tư có tầm nhìn đi xuôi xuống khu vực Hòa Bình, Xuân Mai, Ba Vì khi mức giá được đánh giá là còn khá thấp.
Theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, hiện tại khu Tây Hà Nội đang là tâm điểm trên thị trường, mặt bằng giá tăng cao cùng với sự bứt phá của hạ tầng đang tạo làn sóng nhà đầu tư đi xa hơn về phía Hòa Bình để tìm hàng tốt, đặc biệt là phân khúc thấp tầng.
"Chỉ cách đây 6-7 năm khu vực Nam An Khánh được xem là khá xa xôi và một căn biệt thự 400m2 nơi đây chỉ có giá khoảng 10 tỷ đồng. Hiện nay, để mua được một căn biệt thự 400m2 giá thấp nhất cũng khoảng 40 tỷ đồng, tức tăng gấp 4 lần. Hòa Bình nằm sát ngay Hòa Lạc, vì thế nhiều khả năng cũng đang có kịch bản tương tự như khu vực Nam An Khánh, Bắc An Khánh trước đây", ông Quyết nhận định.
Vị doanh nhân này dẫn chứng, thời gian qua, với vị trí tại mặt QL6, nằm ở cửa ngõ kết nối tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đối diện sân golf Hilltop Valley và ngay tại ngã 3 Kỳ Sơn, việc dự án Casa Del Rio ra mắt tại Hòa Bình đã tạo nên làn sóng quan tâm từ giới nhà giàu và nhà đầu tư Hà Nội.
Với mức giá chỉ bằng 1/3-1/4 khu vực Nam An Khánh, dự án này đang hút lượng khách hàng quan tâm đáng kể.
Cùng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng hiện nay phân khúc biệt thự ven đô không chỉ thỏa mãn công năng căn nhà nghỉ dưỡng mà còn là tài sản đáng giá với 4 giá trị song hành gồm: Đầu tư, tích lũy, an cư và thể hiện đẳng cấp.
Chính vì vậy, trong bối cảnh quỹ đất trung tâm Hà Nội ngày càng khan hiếm, đầu tư các đô thị vùng ven với kết nối giao thông tốt đang trở thành xu hướng trong tương lai.
Thực tế cho thấy, Hòa Bình sở hữu vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội. Đây cũng là vị trí đặc biệt quan trọng, là tâm điểm giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc.
Với vị trí đắc địa này, Hòa Bình trở thành một địa phương trung chuyển và là cầu nối cho mạch luân chuyển hàng hoá giữa các tỉnh lân cận. Lợi thế giáp ranh với Thủ đô Hà Nội được dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản Hòa Bình phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.