Tiêu điểm
Động cơ chủ đạo cho tăng trưởng kinh tế
Khi dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam hạn chế, chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ kinh tế, như mở rộng an sinh xã hội hay đầu tư công.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong kết luận sau tham vấn mới nhất về kinh tế Việt Nam nhận định rằng, trong điều kiện hiện nay, chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hỗ trợ cho nền kinh tế, nếu quá trình phục hồi chậm hơn dự kiến.
Đơn cử, chính phủ có thể mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, và xem xét hỗ trợ tiền mặt nhanh chóng cho các hộ gia đình nghèo.
Nếu tình trạng bất ổn hiện tại gây ra thiệt hại nhiều hơn cho nền kinh tế và lĩnh vực tài chính, Việt Nam có thể xem xét hỗ trợ có mục tiêu, bao gồm cả những nhà phát triển bất động sản tái cơ cấu.
Để tối ưu chi phí, IMF khuyến nghị cần đưa ra ngân sách tạm thời, có cơ chế kiểm soát và giám sát rủi ro từ các khoản bảo lãnh hoặc các khoản nợ tiềm tàng khác.
Trong trung hạn, tổ chức này lưu ý, Việt Nam cần nỗ lực huy động nguồn thu để đảo ngược xu hướng giảm thuế, và tạo thêm không gian để thúc đẩy chi tiêu xã hội, giải quyết những thiếu hụt về cơ sở hạ tầng.
Nguồn thu từ thuế của Việt Nam đã suy giảm đáng kể từ mức cao nhất vào cuối những năm 2000, trái ngược với xu hướng của các nước trong khu vực dù thuế suất của Việt Nam gần bằng mức trung bình.
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 sẽ giúp tăng nguồn thu từ thuế, nhưng cũng sẽ đòi hỏi Việt Nam phải cải thiện môi trường đầu tư.
Việt Nam có thể nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thuế tối thiểu toàn cầu, do thường cấp các ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đa quốc gia để thu hút FDI, bao gồm cả việc giảm thuế thu nhập.
Tác động của mức thuế cao hơn có thể được bù đắp bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng cường nguồn nhân lực.
IMF khuyến nghị, tăng cường khuôn khổ tài chính và quy trình giải ngân sẽ tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả của chính sách tài khóa.
Bên cạnh đó, kế hoạch của Việt Nam trong thúc đẩy thực hiện đầu tư công được đánh giá cao, nhưng cũng cần tháo gỡ các nút thắt.
Chính sách tiền tệ cần thận trọng
IMF lưu ý, rủi ro với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn gia tăng. Theo đó, chính phủ cần nỗ lực hơn nữa để bảo vệ sự ổn định tài chính – vĩ mô và thúc đẩy cải cách sâu rộng, để giải quyết những điểm dễ bị tổn thương và đảm bảo tăng trưởng xanh, mạnh mẽ và bao trùm trong trung hạn.
“Tiếp tục tăng cường năng lực là rất quan trọng để hỗ trợ các cải cách”, tổ chức này nhấn mạnh.
Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát hiệu quả rủi ro lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn cần tiếp tục thận trọng trong bối cảnh phức tạp và dư địa chính sách còn hạn chế.
IMF khuyến nghị các bước đi tiến tới tỷ giá linh hoạt hơn và khuyến khích tiếp tục đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực này, cùng với hiện đại hoá khuôn khổ chính sách tiền tệ.
Cùng với đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tài chính bằng cách củng cố các đệm vốn, xóa bỏ dần các quy định cho phép gia hạn nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ, và xử lý nợ xấu đang gia tăng.
Việt Nam cũng cần phải cải tiến bộ công cụ của các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn và quản lý khủng hoảng ngân hàng, thông qua tăng cường các khuôn khổ xử lý ngân hàng và cấp thanh khoản khẩn cấp.
Dự báo kinh tế tăng tốc nhưng vẫn xa mục tiêu tăng trưởng
Mối đe dọa đà phục hồi kinh tế Việt Nam
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% năm nay và nhích lên 6% trong năm tới.
Nghịch lý đáng báo động của kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp tư nhân Việt giỏi chống chịu nhưng lại chậm lớn, khó vay vốn dù nền kinh tế ‘thừa tiền’, là những nghịch lý cho thấy các nguồn lực không thể chuyển hóa thành động lực phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp muốn TP.HCM đẩy nhanh kinh tế xanh
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều bày tỏ nguyện vọng đầu tư kinh tế xanh vào TP.HCM nhưng gặp khó khi chưa có chính sách rõ ràng, thiếu quy định, quy chuẩn.
Hải Phòng muốn lập thêm khu kinh tế 20.000ha
Đây sẽ là khu kinh tế ven biển thứ 2 của thành phố Hải Phòng sau khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được thành lập năm 2008.
Lãi suất huy động tăng mạnh
Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.
Sun Urban City Hà Nam: Món quà giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già
Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.