Tiêu điểm
Dự báo kinh tế tăng tốc nhưng vẫn xa mục tiêu tăng trưởng
Các chuyên gia, tổ chức nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trong những tháng cuối năm, song rất khó đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới nhất, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng quý III/2023 của Việt Nam sẽ đạt 5,1%, tăng 1% so với quý trước.
Tăng trưởng GDP được đánh giá sẽ phục hồi trong nửa cuối năm, sau khi nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi trong quý trước. Ngân hàng này dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 5,4% trong năm 2023, thấp hơn đáng kể mức mục tiêu 6,5%.
Theo Standard Chartered, dữ liệu tháng 9 có thể sẽ cải thiện đôi chút so với tháng 8 nhờ doanh số bán lẻ. Tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng này được kỳ vọng sẽ duy trì mạnh ở mức 8,2% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, Việt Nam đã đón khoảng 7,8 triệu lượt khách quốc tế trong 8 tháng qua, gần đạt mục tiêu cả năm là 8 triệu du khách.
Tuy nhiên, quá trình hồi phục của nền kinh tế vẫn cần được theo dõi và đánh giá, trong bối cảnh hoạt động thương mại vẫn đang suy giảm, hoạt động sản xuất có thể tiếp tục mờ nhạt trong một thời gian, và triển vọng phục hồi FDI vẫn chưa rõ ràng.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế về Thái Lan và Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered, nhận định, áp lực về tỷ giá suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách tập trung vào tăng trưởng.
Tuy nhiên, những lo ngại mới về sự trở lại của lạm phát trong nửa cuối năm có thể gây ra những tác động. “Khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi, chúng ta sẽ không còn cần nhiều sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ”, ông nhận định.

Tại Diễn đàn kinh tế - xã hội 2023 mới đây, TS. Cấn Văn Lực, Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, nhận định, xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng âm trong nửa cuối năm 2023 (mặc dù mức âm đang giảm dần qua các tháng), trước khi tăng trưởng dương trở lại vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
Trong nửa cuối năm 2023 cũng như năm 2024, đầu tư công sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Dự trên tính toán của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, ông dự báo, tăng trưởng GDP năm nay theo kịch bản cơ sở ở mức 5,2 – 5,5%.
Ở kịch bản tích cực trong điều kiện kinh tế thế giới sớm phục hồi, và các động lực tăng trưởng mới được khai thác, tăng trưởng có thể đạt mức 5,5 – 6%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức mục tiêu.
Ở kịch bản tiêu cực với điều kiện kinh tế suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4 – 4,5%.
Tại bản cập nhật mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á về Việt Nam, tổ chức này đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024.
Nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện.
Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá Việt Nam sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay. Tổ chức này dự báo, Việt Nam sẽ đạt tăng GDP ở mức 4,7% trong năm nay, giảm mạnh so với con số 8% của năm ngoái, sau đó tăng dần lên mức 5,5% vào năm 2024, và đạt 6,0% vào năm 2025.
‘Vòng kim cô’ khiến doanh nghiệp tư nhân chậm lớn
Ngân hàng Thế giới: Những yếu tố bất lợi Việt Nam cần lưu ý
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục chậm, biến động tăng giá, cùng các điều kiện bên ngoài khác, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ và các giải pháp trong thời gian tới.
Bốn động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm
Thừa nhận mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 là nhiệm vụ rất nặng nề, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định với bốn động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Thế giới: Những yếu tố làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước suy yếu đang làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. Tuy nhiên, kinh tế sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm và những năm tiếp theo, theo Ngân hàng Thế giới.
Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại
Suy giảm từ đầu năm 2022 tới nay, dòng vốn FDI đã tăng trở lại với hơn 16 tỷ USD đăng ký vào Việt Nam trong 7 tháng qua và xuất hiện các thương vụ góp vốn mua cổ phần trị giá tỷ đô.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.