Tiêu điểm
Mối đe dọa đà phục hồi kinh tế Việt Nam
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% năm nay và nhích lên 6% trong năm tới.
![](https://i.ex-cdn.com/theleader.vn/files/f1/Upload_vn/kieumai/2023/9/27/ADB%20trien%20vong%20kinh%20te.jpg)
Rủi ro cao với triển vọng kinh tế
Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thắt chặt tiền tệ ở một số quốc gia phát triển, và sự gián đoạn do căng thẳng địa chính trị toàn cầu gia tăng sẽ tiếp tục đe doạ đà hồi phục của kinh tế Việt Nam.
Cụ thể hơn, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, kinh tế toàn cầu tăng chậm lại đáng kể và Trung Quốc phục hồi kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, hoạt động sản xuất và việc làm của Việt Nam.
Trong tám tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 0,4% trong khi số doanh nghiệp phải đóng cửa ngày càng nhiều. Tính trung bình, mỗi tháng có 15.600 công ty đóng cửa và rất nhiều công nhân bị mất việc.
Bên cạnh đó, tăng trưởng chung của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng giảm còn 1,1% trong nửa đầu năm nay.
Cùng với kinh tế toàn cầu chậm lại, ADB cho biết, nhu cầu thế giới suy yếu sẽ tác động tiêu cực tới triển vọng thương mại trong các tháng còn lại của năm nay và năm tới.
Lãi suất duy trì ở mức cao tại Mỹ và châu Âu cùng với đồng USD mạnh hơn có thể gây thêm khó khăn cho việc phục hồi nhu cầu bên ngoài, dẫn đến giảm tỷ giá tiền đồng.
Trong nước, các vấn đề có tính hệ thống trong giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế là nguy cơ chính dẫn tới suy giảm tăng trưởng.
Đơn cử, ADB dự báo, thâm hụt tài khóa sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023. Quốc hội đã thông qua mức giảm 2% thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đến cuối năm nay và chính sách tài khóa mở rộng dự kiến sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhanh chóng triển khai chính sách này để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Việt Nam cũng cần đẩy nhanh giải ngân các dự án đầu tư công vì điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu và mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn.
Dự báo lạm phát của Việt Nam trong báo cáo mới nhất của ADB được hạ xuống còn 3,8% cho năm 2023, và 4% cho năm 2024. Áp lực lạm phát trong thời gian trước mắt có thể đến từ sự đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang tiếp diễn.
Tuy nhiên, áp lực này có thể được hạn chế, nhờ giá khí đốt và xăng dầu giảm trong nửa cuối năm, cùng với giá lương thực trong nước ổn định.
Sức chống chọi của kinh tế Việt Nam
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại.
Theo ADB, nhiều lĩnh vực được dự báo sẽ có phục hồi tốt như dịch vụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và các dịch vụ liên quan.
Về phía cầu, tiêu dùng nội địa sẽ được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải và tiếp tục tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm.
Bên cạnh đó, đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm nay khi Chính phủ cam kết giải ngân khoảng 30 tỷ USD. Trong những tháng gần đây, cam kết chính trị mạnh mẽ đã giúp hoạt động giải ngân được cải thiện đáng kể, mặc dù vẫn còn những hạn chế về mặt pháp lý.
ADB khuyến nghị, sự phối hợp về chính sách có thể giúp kinh tế phục hồi một cách hiệu quả trong bối cảnh giá cả tương đối ổn định và nhu cầu còn yếu.
Trong ngắn hạn, cần thực hiện chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ và chính sách tài khóa mở rộng. Tăng trưởng tín dụng chậm cho thấy, việc nới lỏng chính sách tiền tệ phải được phối hợp chặt chẽ với việc thực thi chính sách tài khóa, để thúc đẩy hoạt động kinh tế một cách hiệu quả.
Dự báo kinh tế tăng tốc nhưng vẫn xa mục tiêu tăng trưởng
Nghịch lý đáng báo động của kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp tư nhân Việt giỏi chống chịu nhưng lại chậm lớn, khó vay vốn dù nền kinh tế ‘thừa tiền’, là những nghịch lý cho thấy các nguồn lực không thể chuyển hóa thành động lực phát triển kinh tế.
Bốn động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm
Thừa nhận mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 là nhiệm vụ rất nặng nề, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định với bốn động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng kêu gọi đẩy mạnh liên kết kinh tế ASEAN
Các nước ASEAN cần tháo gỡ các điểm nghẽn và rào cản về chính sách và thể chế, duy trì ổn định chuỗi cung ứng nội khối, nhằm nâng cao sức chống chịu của khu vực trước các tác động, thách thức từ bên ngoài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Lạm phát 6 tháng dùng hết 2/3 chỉ tiêu năm
CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,29%, cao hơn tới gần 1% so với mức tăng cùng kỳ năm trước. Mức tăng này khá gần với mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra 4,5% cho năm 2023.
Xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới
Xây dựng và duy trì văn hóa trong Đảng là động lực cốt lõi giúp củng cố đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững.
Định giá đất vẫn ì ạch
Mặc dù Luật Đất đai sửa đổi và các nghị định hướng dẫn thi hành đã có hiệu lực, nhưng định giá đất vẫn chậm, gây ách tắc cho các dự án.
Giới khởi nghiệp 'săn lùng' căn hộ thương mại dịch vụ
Trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tìm kiếm không gian làm việc linh hoạt cũng gia tăng đáng kể. Theo đó, loại hình căn hộ thương mại dịch vụ đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trẻ nhờ hội tụ nhiều lợi thế hấp dẫn.
T&T Group đồng loạt xây các công trình trọng điểm tại Long An
Một loạt công trình hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục tại Long An đã được T&T Group khánh thành và đưa vào hoạt động, để Long An sẵn sàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PV Gas thúc đẩy đầu tư Trung tâm điện khí LNG tại Nam Định
PV Gas đẩy nhanh thủ tục đầu tư Trung tâm điện khí LNG Nam Định, thể hiện quyết tâm cụ thể hóa chiến lược kinh doanh sản phẩm khí tại Bắc Bộ.
Minh Long: 55 năm kiến tạo giá trị và gìn giữ nghìn câu chuyện
Trong suốt 55 năm qua, Minh Long không chỉ xây dựng thành công một thương hiệu gốm sứ danh tiếng, mà còn trở thành một người kể chuyện bền bỉ, truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam qua từng tác phẩm.
'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.