Dòng vốn ngoại lớn đang xếp hàng chờ mua bất động sản Việt Nam

Tùng Anh Thứ tư, 24/07/2019 - 15:58

Tính minh bạch của dự án, uy tín của chủ đầu tư và yếu tố pháp lý là những yêu cầu hàng đầu của các nhà đầu tư ngoại khi tìm hiểu đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Ông Lê Tuấn Bình, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư chi nhánh Hà Nội, Công ty TNHH Savills Việt Nam

Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trong thời gian vừa qua khá sôi động với các giao dịch lớn chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính và bất động sản nhằm tập trung khai thác thị trường hơn 96 triệu dân của Việt Nam. 

Trong đó, thị trường bất động sản dù hạ nhiệt trong sáu tháng đầu năm nhưng vẫn chứng kiến nhiều thương vụ M&A lớn, đặc biệt là bốn thương vụ đình đám được thực hiện nửa đầu năm nay bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Mới đây, tập đoàn Keppel Land thông qua công ty thành viên Monestine Pte. Ltd. đã ký kết thoả thuận với Công ty CP Địa ốc Phú Long để mua 60% cổ phần trong ba lô đất có tổng diện tích 6,2ha ở huyện Nhà Bè, TP. HCM.

Một liên doanh giữa tập đoàn FLC và Công ty Lotte Land (công ty con của tập đoàn Lotte, Hàn Quốc) cũng được thành lập vào đầu tháng trước với mục đích kinh doanh bất động sản. Công ty cổ phần Lotte FLC có vốn điều lệ 556,5 tỷ đồng; trong đó, Lotte Land nắm giữ 60% cổ phần và các công ty của FLC nắm giữ 40% cổ phần còn lại.

Liên doanh này sẽ thực hiện dự án trên khu đất 6,4ha tại Đại Mỗ, thuộc Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là khu đất tập đoàn FLC trúng đấu giá 860 tỷ đồng vào năm 2017.

Trong tháng 1/2019, Công ty Lotte E&C (một thành viên của tập đoàn Lotte) đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư cùng công ty Hưng Lộc Phát nhằm rót vốn cho một dự án bất động sản ở quận 7, TP. HCM. 

Thương vụ lớn duy nhất được điểm tên do bên mua là doanh nghiệp thực hiện là việc Công ty CP Đầu tư Nam Long công bố đầu tư 2.300 tỷ đồng để mua lại 70% cổ phần của Công ty Portsville Pte. Ltd. (thuộc Keppel Corporation Limited của Singapore) trong Công ty TNHH Thành phố Waterfont Dong Nai. 

Theo đánh giá của ông Lê Tuấn Bình, Trưởng phòng tư vấn đầu tư chi nhánh Hà Nội, Công ty TNHH Savills Việt Nam, đối với lĩnh vực M&A trong mảng bất động sản, Việt Nam là thị trường mới nổi trong khu vực châu Á, có thể so sánh với các thị trường nóng nhất như Thái Lan, Singapore, Hong Kong. Các dự án nổi bật với lợi nhuận cao nên các nhà đầu tư đang tích cực tìm kiếm cơ hội ở Việt Nam.

"Trong nửa đầu năm 2019, nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất cao, đặc biệt đến từ châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong", ông Bình cho biết. 

Đại diện Savills Việt Nam cho rằng trước đây, các nhà đầu tư trong nước có xu hướng làm việc với các nhà đầu tư nội nhiều hơn vì giao dịch tiến hành nhanh hơn và hiểu nhau hơn. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng đã cởi mở hơn nhiều và mong muốn phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp cận nguồn vốn, trao đổi kinh nghiệm cũng như tận dụng năng lực phát triển dự án của các nhà đầu tư ngoại. Họ đã tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia hội nhập, tham gia các thương vụ M&A. 

Trong quá trình làm việc, các đơn vị trong nước đã dần quen thuộc với quy trình và yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài nên có sự chuẩn bị rõ ràng trước khi đưa ra quyết định hợp tác. 

Ba yêu cầu hàng đầu của các nhà đầu tư ngoại được ông Bình chỉ ra là tính minh bạch của dự án, uy tín của chủ đầu tư và yếu tố pháp lý.

Trong đó, tính minh bạch là yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam bởi đây là yếu tố quyết định thời gian triển khai của dự án. Nếu dự án không minh bạch hoặc có vướng mắc về thủ tục hoặc giải phóng mặt bằng thì các nhà đầu tư dù muốn và dù có tiềm lực tài chính mạnh đến đâu cũng không thể triển khai dự án. Đồng thời cũng sẽ phát sinh rắc rối cho các hoạt động về sau.

Minh bạch là việc dự án đã đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước để phát triển hay chưa. Các nhà đầu tư chỉ có thể quyết đinh tham gia khi đó là một dự án sạch, không còn trở ngại. Ông Bình cho biết nhiều nhà đầu tư chỉ đổ tiền khi đã hoàn thành xong quy hoạch dự án, hay một số nhà đầu tư thậm chí còn yêu cầu đến mức phải có sổ đỏ.

Uy tín của chủ đầu tư cũng rất quan trọng vì đó là điều kiện cần có để hai bên có thể đồng hành trong quá trình phát triển dự án. 

Vấn đề pháp lý của dự án cũng là điều các chủ đầu tư Việt đang cố gắng cải thiện trong thời gian qua bởi những rắc rối trong vấn đề pháp lý là điều khiến các nhà đầu tư lo sợ. Đó là sự phức tạp về nháp lý của chính bản thân chủ đầu tư như vấn đề về cấu trúc sở hữu, quy hoạch dự án cùng với hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai còn nhiều tranh cãi. 

Đại diện đến từ Savills Việt Nam cho biết đang cảm thấy khả quan với thị trường M&A trong nửa cuối 2019 cũng như trong năm 2020. Việt Nam hiện đang là một thị trường nổi bật với các hiệp định thương mại thể hiện uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 

"Việt Nam là một thị trường khá an toàn để rót vốn vào so với những biến động của các nền kinh tế khác trong khu vực như Hong Kong, Trung Quốc trong thời gian gần đây. Dòng vốn ở nước ngoài có thể nói là đang xếp hàng để vào Việt Nam", ông Bình nhận định. 

Ông Bình cũng cho rằng các chính sách thúc đẩy hoạt động M&A ở Việt Nam ngày càng được nới rộng, các nhà đầu tư nội phối hợp rất tốt với các cơ quan nhà nước để có được giấy tờ minh bạch hơn khiến dự án tiến hành nhanh hơn. Nhờ vậy, các nhà đầu tư cũng yên tâm hơn.

Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
Diễn đàn có các hoạt động chính: hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; vinh danh thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; tiệc tối kết nối đầu tư; phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt - Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD

Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Thành công của thương vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ giữa Dell và EMC không chỉ là sự hình thành của một tổ chức khổng lồ 140.000 nhân viên và định giá 74 tỷ USD mà còn là một đại gia đình doanh nghiệp độc đáo nơi không có khái niệm “tôi là Dell còn anh là EMC”.
Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD

Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Thành công của thương vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ giữa Dell và EMC không chỉ là sự hình thành của một tổ chức khổng lồ 140.000 nhân viên và định giá 74 tỷ USD mà còn là một đại gia đình doanh nghiệp độc đáo nơi không có khái niệm “tôi là Dell còn anh là EMC”.
Không chung ngôn ngữ có thể khiến nhiều thương vụ M&A thất bại

Không chung ngôn ngữ có thể khiến nhiều thương vụ M&A thất bại

Tiêu điểm -  5 năm

Trong nhiều năm trở lại đây, cuộc đua của các nhà đầu tư ngoại vào thị trường M&A Việt Nam chưa bao giờ hết nóng. Nếu 2017 là năm của các nhà đầu tư Thái Lan thì năm nay lại đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc.

Đại hội cổ đông Vinamilk 'nóng' chuyện M&A

Đại hội cổ đông Vinamilk 'nóng' chuyện M&A

Doanh nghiệp -  5 năm

Ngoài thông tin chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 50%, tại Đại hội thường niên mới diễn ra, các cổ đông của Vinamilk đặc biệt quan tâm đến câu chuyện M&A và chiến lược phát triển sắp tới của doanh nghiệp.

Saigonres muốn mở rộng quỹ đất ở các tỉnh thông qua M&A

Saigonres muốn mở rộng quỹ đất ở các tỉnh thông qua M&A

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Đại hội cổ đông thường niên năm của Công ty Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) hôm qua đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là 210 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm ngoái.

Một năm sôi động của hoạt động M&A bất động sản

Một năm sôi động của hoạt động M&A bất động sản

Bất động sản -  6 năm

Thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) dự án.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  2 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  3 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  3 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  4 ngày

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tài chính -  1 giờ

Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp -  1 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Green Future cho thuê và kinh doanh xe VinFast tại Đà Nẵng

Green Future cho thuê và kinh doanh xe VinFast tại Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Green Future (GF - tên gọi trước đây là FGF) chính thức ra mắt tại Đà Nẵng, cung cấp dịch vụ cho thuê và kinh doanh xe điện VinFast đã qua sử dụng.

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phát triển bền vững -  6 giờ

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Dự án YBA - Thư viện container nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2025

Dự án YBA - Thư viện container nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Tối 23/3, trong lễ kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, dự án YBA – Thư viện container của Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM được trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn 2025, ghi nhận những đóng góp bền bỉ trong việc nâng cao tri thức và phát triển văn hóa đọc cho thế hệ trẻ.

'Siêu bão' âm nhạc từ Malisa hút hàng ngàn người đổ về Đà Nẵng

'Siêu bão' âm nhạc từ Malisa hút hàng ngàn người đổ về Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Đêm đại nhạc hội miễn phí nhưng đẳng cấp do Mailisa tài trợ đã khiến hàng ngàn khán giả của thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng gần như "thức trắng" cả một đêm.