Kế hoạch tỷ đô của Vietracimex 'gặp vấn đề'
Năng lượng tái tạo, một trong ba mạch máu chính của Vietracimex liên tục gặp vấn đề trong thời gian qua.
Thi công 10 năm, hoàn thành 90% hạng mục, song dự án nhà máy bột - giấy VNT19 vẫn phải xin lùi tiến độ hoàn thành thêm hai năm do còn nhiều vướng mắc.
Được cấp chứng nhận đầu tư năm 2011, khởi công năm 2015, dự án nhà máy bột - giấy VNT19 (dự án bột giấy) do Công ty CP Bột – Giấy VNT19, công ty con của Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng Vietracimex, thực hiện với công suất 350.000 tấn bột tẩy trắng/năm, diện tích khoảng 117ha tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Đến nay, sau 14 năm với năm lần thay đổi, điều chỉnh chủ trương, dự án bột giấy gia tăng cả về quy mô lẫn diện tích đất. Đáng chú ý, dù hầu hết hạng mục đã gần như hoàn thành hơn 90%, nhưng dự án trị giá khoảng 9.900 tỷ đồng vẫn chưa thể về đích đúng hẹn với nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến thủ tục pháp lý, vật liệu san lấp.
Ở lần điều chỉnh gần nhất, tháng 1/2023, dự án được dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV/2024. Song hiện tại, chủ đầu tư xin lùi tiến độ tới quý IV/2026.
Đáng chú ý, quá trình triển khai dự án những năm qua ghi nhận một số vấn đề vướng mắc chưa được giải quyết thấu đáo.
Tính đến tháng 12/2024, bên cạnh vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với một số hạng mục còn lại (nên dẫn tới chưa được cho thuê đất để triển khai xây dựng), dự án vấp phải ngăn cản của người dân địa phương trong thi công, lắp đặt đường ống ngầm dẫn nước thải từ nhà máy ra biển.
Về vấn đề này, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai trước khi triển khai thi công.
Hiện tại, chủ đầu tư đã được UBND tỉnh bàn giao khu vực biển, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải trong thi công công trình đường ống ngầm thoát nước thải sau xử lý từ nhà máy ra biển và chấp thuận cho phương tiện được phép hoạt động tại vùng nước cảng biển Quảng Ngãi khu vực Dung Quất.
Đồng thời, tháng 4/2024, VNT19 cũng đã báo cáo kế hoạch triển khai thi công, lắp đặt đường ống dẫn nước thải đã xử lý từ nhà máy ra biển và đề nghị hỗ trợ bảo vệ thi công, lắp đặt đường ống này, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi thông tin.
Một nút thắt khác, là quá trình thẩm định máy móc thiết bị đã qua sử dụng của dự án.
Cụ thể, tại văn bản 82/TB-UBND ban hành tháng 3/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi kết luận, “Qua xem xét tình hình thực tế (Nhà máy bột - giấy VNT19 đã nhập phần lớn máy móc, thiết bị và đã thi công lắp đặt trên công trường), UBND tỉnh thống nhất thực hiện việc giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của Nhà máy bột - giấy VNT19 sau khi lắp đặt, chạy thử nhưng phải trước khi vận hành Nhà máy”.
Tới tháng 8/2024, tức bảy năm sau dó, Sở Khoa học và công nghệ Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến dự án để xem xét. Và tới nay, dự án vẫn đang trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị, chưa đưa vào vận hành.
Trong những năm qua, UBND tỉnh và các sở ngành hữu quan đã không ít lần tổ chức họp bàn cách tháo gỡ những vướng mắc để sớm đưa dự án đi vào hoạt động.
Điển hình, hồi tháng 7/2024, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Bình Sơn để nghe báo cáo các nội dung liên quan đến Nhà máy bột - giấy VNT19.
Khi đó, chủ đầu tư cho biết còn một số vướng mắc cần tháo gỡ liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích còn lại của dự án và đặc biệt là việc thi công tuyến ống ngầm xả nước thải đã qua xử lý của nhà máy ra vịnh Việt Thanh.
Về vấn đề này, Phó chủ tịch Trần Phước Hiền giao Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, UBND huyện Bình Sơn để giải quyết theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đối với việc thi công tuyến ống ngầm xả nước thải đã qua xử lý của nhà máy, giao các cơ quan, địa phương có liên quan và nhà đầu tư rà soát, tập trung thực hiện hoàn thiện, đảm bảo các cơ sở pháp lý có liên quan để bảo vệ tổ chức thi công.
Tuy nhiên, tới hết năm vừa qua, dự án vẫn chưa được tháo gỡ các nút thắt liên quan để có thể về đích đúng hẹn theo chủ trương đầu tư.
Năng lượng tái tạo, một trong ba mạch máu chính của Vietracimex liên tục gặp vấn đề trong thời gian qua.
“Tảng băng chìm” của Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) chính là thế mạnh về nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại,... Những thành công từ dự án bất động sản, điện, xây dựng hạ tầng đã giúp Vietracimex trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển đa ngành hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Sau khi thoát ra khỏi vụ lùm xùm liên quan đến cổ phần hóa, Vietracimex đã triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn trải dài trên các lĩnh vực từ bất động sản, năng lượng tới dịch vụ.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.