Thực trạng 12 dự án thua lỗ ngành công thương hiện ra sao?
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa có báo cáo về việc triển khai xử lý 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương, một số dự án đã có chuyển biến theo hướng tích cực.
Bộ Công Thương sáng nay đã ký bàn giao việc xử lý 11/12 dự án thua lỗ ngành Công Thương (trừ Nhà máy Bột giấy Phương Nam đang hoàn thiện thủ tục) về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (siêu ủy ban).
Việc bàn giao dựa trên cơ sở quyết định của Thủ tướng về kiện toàn Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án kém hiệu quả ngành Công Thương. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn sẽ là Phó trưởng ban chỉ đạo và tổ giúp việc Ban chỉ đạo đặt tại Uỷ ban vốn, thay vì Bộ Công Thương như trước.
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cho biết, sẽ gắn trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch, Tổng giám đốc của các Tập đoàn, Tổng công ty là đơn vị chủ quản của Dự án yếu kém. Nếu Dự án không có tiến triển, người đứng đầu chắc chắn phải chịu trách nhiệm.
12 dự án bị Chính phủ đưa vào danh sách các dự án thua lỗ nghìn tỷ từ cuối năm 2016, trong số này có 5 dự án thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)...
Sau hơn 2 năm, Bộ Công Thương cho biết đã "xử lý được một số bước nhất định" nhưng vẫn còn những khó khăn như tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu; thiếu pháp lý trong xử lý, quyết toán hợp đồng EPC, đấu giá dự án...
Đồng thời, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cam kết phối hợp hiệu quả cùng Uỷ ban Vốn trong xử lý các dự án này.
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), cho biết, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ, đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi (Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1- Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung); 4 dự án còn lại vẫn tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất.
Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại (Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi) và 1 dự án (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước) đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động trở lại nhà máy....
Trước đó, Bộ Công Thương đã đưa ra lộ trình trình Quốc hội là đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý tồn tại ở các dự án.
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vừa có báo cáo về việc triển khai xử lý 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương, một số dự án đã có chuyển biến theo hướng tích cực.
Các phương án "giải cứu" 12 dự án thua lỗ của ngành công thương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau 9 tháng triển khai xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương, Nhà máy Thép Việt Trung và DAP số 1 Hải Phòng đã sản xuất kinh doanh có lãi, một số dự án Ethanol ở Dung Quất, Phú Thọ đã có nhà đầu tư đặt vấn đề hợp tác kinh doanh hoặc mua lại, các vấn đề pháp lý với các nhà thầu ở một số dự án thép, đạm cũng có tiến triển với các kết quả rõ ràng.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực