Bốn động lực tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

An Chi Thứ hai, 11/09/2023 - 15:38

Thừa nhận mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 là nhiệm vụ rất nặng nề, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định với bốn động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 là nhiệm vụ rất nặng nề. Ảnh: Hoàng Anh

Nền kinh tế Việt Nam đã đi qua 2/3 chặng đường của năm 2023 với tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, trước kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 3,72%, mức thấp hơn nhiều so với các mục tiêu đề ra, nhiệm vụ cho những tháng cuối năm là rất nặng nề. Muốn đạt được mục tiêu đã đề ra thì mức tăng trưởng quý III và IV phải đạt khá cao, từ 7 - 9%.

Đây là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế trong bối cảnh hậu Covid-19 kéo dài; cạnh tranh địa chính trị giữa các nước ngày càng gay gắt. Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi chậm, lạm phát có dấu hiệu chững lại nhưng vẫn neo ở mức cao; tổng cầu và tổng cung suy yếu, nhiều thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp.

Ở trong nước, nền kinh tế cũng chịu tác động kép từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và các hạn chế nội tại kéo dài nhiều năm, bộc lộ rõ hơn trong khó khăn. Khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế.

Vận hội lịch sử của Việt Nam trước bước ngoặt kinh tế thế giới

Về giải pháp đột phá gì để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, ông Phương cho biết, bên cạnh những khó khăn, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm vẫn có những thuận lợi nhất định như bối cảnh kinh tế vĩ mô được kiểm soát khá tốt từ đầu năm đến nay. Chỉ số CPI theo xu thế giảm dần và ở mức thấp; chính sách tài khóa tiền tệ được thực hiện rất tốt.

Bốn động lực của tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm để thúc đẩy tăng trưởng là dịch vụ, nông nghiệp, tiêu dùng trong nước và đầu tư công.

Theo đó, trước hết là sự phục hồi khá tốt của khu vực dịch vụ. Theo ông Phương, đây là điểm nhấn để tập trung hơn nhằm đóng góp cho tăng trưởng, đặc biệt là du lịch. Ngành du lịch của Việt Nam trong những tháng qua phục hồi và phát triển rất tốt.

Thứ hai là tập trung củng cố và phát triển khu vực nông nghiệp - trụ đỡ rất quan trọng của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh căng thẳng lương thực trên thế giới. Đây là ngành luôn được chú trọng khi kinh tế gặp khó khăn.

Điểm thuận lợi của Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản tốt. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là Việt Nam cần cân đối để vừa phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an ninh lương thực nội địa.

Động lực thứ ba là thị trường tiêu dùng trong nước. Thủ tướng đã có chỉ đạo phải kích thích thị trường trong nước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là liên quan đến kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". 

Việc phát triển thị trường trong nước sẽ giúp tạo sức cầu lớn cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất hướng tới thị trường trong nước. Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội để duy trì cũng như mở rộng sản xuất trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Đó là những động lực cần tập trung nhiều hơn để phấn đấu đạt được mục tiêu cao nhất từ nay đến cuối năm.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần thường xuyên nắm bắt tình hình, tận dụng cơ hội để tăng thêm các đơn hàng quốc tế nhằm tăng cường xuất khẩu, duy trì các hoạt động sản xuất, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo cho các doanh nghiệp trong nước, ông Phương nhấn mạnh. 

Về giải ngân vốn đầu tư công, mặc dù còn chậm nhưng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 8/2023 là cao nhất so với cùng kỳ tháng 8 năm trước và trong vòng 5 năm trở lại đây. Đây chính là điều khiến Việt Nam có thể có niềm tin về việc đạt được mục tiêu cao trong giải ngân từ nay đến cuối năm 2023.

Theo đó, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2023 đạt 299.447 tỷ đồng, 39,6% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 42,35% thì tỷ lệ ước giải ngân 8 tháng kế hoạch năm 2023 tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022, cùng kỳ năm 2022 đạt 29,74% kế hoạch.

Nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm, các cơ quan liên quan cần đẩy nhanh tiến độ và triển khai nhanh các thủ tục giải ngân. Hiện nay, toàn bộ hệ thống phục vụ cho công tác giải ngân và thủ tục hành chính đã sẵn sàng. Từ nay đến cuối năm, ông Phương tin tưởng mức 95% giải ngân vốn đầu tư công mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu sẽ đạt được trong năm 2023.

Nhìn nhận đúng vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Nhìn nhận đúng vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Bất động sản -  1 năm
Các bất động sản có đóng góp lớn cho nền kinh tế là bất động sản tạo ra giá trị kinh doanh trên đất.
Nhìn nhận đúng vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Nhìn nhận đúng vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Bất động sản -  1 năm
Các bất động sản có đóng góp lớn cho nền kinh tế là bất động sản tạo ra giá trị kinh doanh trên đất.
Thủ tướng kêu gọi đẩy mạnh liên kết kinh tế ASEAN

Thủ tướng kêu gọi đẩy mạnh liên kết kinh tế ASEAN

Tiêu điểm -  1 năm

Các nước ASEAN cần tháo gỡ các điểm nghẽn và rào cản về chính sách và thể chế, duy trì ổn định chuỗi cung ứng nội khối, nhằm nâng cao sức chống chịu của khu vực trước các tác động, thách thức từ bên ngoài, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Vận hội lịch sử của Việt Nam trước bước ngoặt kinh tế thế giới

Vận hội lịch sử của Việt Nam trước bước ngoặt kinh tế thế giới

Leader talk -  1 năm

Động lực để kinh tế khởi sắc vào cuối năm

Động lực để kinh tế khởi sắc vào cuối năm

Tiêu điểm -  1 năm

Nền kinh tế được kỳ vọng đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm nay.

3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn

3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), khẳng định, kinh tế tuần hoàn không phải là trào lưu “sớm nở tối tàn” mà sẽ trở thành định hướng đầu tư bài bản của các doanh nghiệp lớn cũng như startup.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều