Tiêu điểm
‘Vòng kim cô’ khiến doanh nghiệp tư nhân chậm lớn
Nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành bài bản, nhưng bị vướng cơ chế, thiếu chính sách dài hạn, theo đại diện doanh nghiệp.
Trước đánh giá doanh nghiệp tư nhân Việt Nam giỏi chống chịu nhưng “mãi không lớn”, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) Lê Hồng Thủy Tiên, khẳng định: “Không phải doanh nghiệp muốn “chậm lớn”.

Bà nhấn mạnh, ngoài những doanh nghiệp liều lĩnh, còn rất nhiều doanh nghiệp chân chính, chịu khó đầu tư, tìm tòi, học hỏi, muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở tình trạng bị vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững, bà cho biết tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 mới đây.
Vị nữ lãnh đạo của IPPG kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cùng các chuyên gia, các doanh nghiệp để tạo hành lang pháp lý hợp lý, thông thoáng giúp doanh nghiệp có thể làm được nhanh những gì luật cho phép, thúc đẩy phát triển, đổi mới.
Trước đó, tại Diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng nhấn mạnh, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, là chất lượng các quy định pháp luật.
Khảo sát doanh nghiệp hàng năm PCI cho thấy, tính ổn định và khả năng dự đoán được pháp luật của Việt Nam tương đối thấp, trong cả giai đoạn ban hành pháp luật và thực thi pháp luật. Doanh nghiệp càng nhỏ, khả năng dự đoán sự thay đổi pháp luật càng thấp.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khả năng dự đoán việc áp dụng pháp luật của cơ quan chính quyền cũng thấp.
Tham luận của đại diện VCCI còn cho biết, các doanh nghiệp phản ánh tình trạng chất lượng các quy chuẩn kỹ thuật tương đối thấp, thể hiện ở một số vấn đề như quy chuẩn có chi phí tuân thủ rất cao, vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp như Quy chuẩn 06 về phòng cháy chữa cháy.
Không chỉ vậy, có quy chuẩn ban hành xong, đến thời điểm áp dụng rồi mà chưa chỉ định các phòng thử nghiệm trong nước đủ năng lực. Điều này khiến hàng hoá bị tắc nghẽn như một số quy chuẩn về thiết bị 5G.

Ngoài vấn đề về chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật, ông Tuấn cho biết, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khác, như chất lượng cơ sở hạ tầng vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế; việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh cơ bản (vốn, nhân lực, đất đai) chưa thực sự thuận lợi.
Cùng với đó, chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ, thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả; và doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới.
Giải pháp cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá
Theo ông Tuấn, những khó khăn trên đòi hỏi các biện pháp tương ứng.
Trong đó, giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới là tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đơn hàng suy giảm, tổng cầu trong nước giảm mạnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đề nghị một số giải pháp cần làm để nâng cao chất lượng pháp luật và tính dự đoán của pháp luật, như tăng cường tham vấn, lấy ý kiến, đặc biệt đối với các thông tư, các quy hoạch, kế hoạch.
Doanh nghiệp mong muốn, nguyên tắc không hồi tố phải được áp dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là với dự án đầu tư và công trình xây dựng đã được bắt đầu trước khi có quy định mới.
Doanh nghiệp cũng đề xuất, bãi bỏ dần các quy định về thời hạn của các loại giấy phép con; áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để giảm sự tuỳ tiện khi thi hành pháp luật.
Ngoài ra, các quy định theo hướng tăng nặng nghĩa vụ của doanh nghiệp cần có lộ trình thực hiện kéo dài hơn, thay vì mức chỉ 45 ngày như quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghịch lý đáng báo động của kinh tế Việt Nam
Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
'Doanh nghiệp tư nhân Việt đang có cơ hội đột phá'
Lãnh đạo Deloitte cho rằng, hiện là thời điểm vàng để doanh nghiệp nhìn nhận lại nội tại bên trong thông qua bốn trụ cột: chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp, quản trị và tài chính.
Chính phủ hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững trong 4 năm tới
Các doanh nghiệp được công nhận kinh doanh bền vững sẽ nhận nhiều hỗ trợ từ Chính phủ như hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững; tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư; hỗ trợ xúc tiến thương mại…
Thời cơ để khơi dậy sức mạnh mãnh liệt của doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam đang nhìn vào doanh nghiệp tư nhân trong đợt khủng hoảng lần này với một vai trò rất mới, như một nguồn lực, một thế lực quan trọng giúp cho nền kinh tế không chỉ phục hồi mà còn trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ sau dịch.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.