Tiêu điểm
Dự báo kinh tế Việt Nam chững lại ít nhất đến quý III vì đợt dịch mới
HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 từ 6,6% xuống 6,1%, phản ánh tác động của đợt bùng dịch gần nhất. Dù vậy, khi có thể kiểm soát Covid-19, Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng nhanh chóng.
Trong cập nhật kinh tế Việt Nam mới nhất, HSBC dự báo tăng trưởng năm 2021 ở mức 6,1%, giảm 0,5% so với dự báo trước đó, phản ánh tác động từ đợt dịch Covid-19 mới nhất.
Lạm phát được nhận định ở mức 2,8%, khá thấp so với mức lạm phát trần 4% do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra, cho phép cơ quan này có thể linh hoạt trong vận dụng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Theo HSBC, Việt Nam vốn đã có thể lấy lại tiến độ để bình thường hóa chính sách sớm, tuy nhiên, những hạn chế gần đây đã làm chậm quá trình phục hồi và đồng thời trì hoãn điều chỉnh lãi suất.
“Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất 50 điểm cơ sở trong quý IV/2022, từ đó tăng lãi suất tái cấp vốn lên 4,5% vào cuối năm 2022”, HSBC viết trong báo cáo.
Ngoài nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, một ưu tiên quan trọng khác Việt Nam cần thực hiện là tăng tốc mua vắc xin và triển khai tiêm phòng cho người dân. Việt Nam hiện vẫn đang đi sau các nước trong khu vực khi mới chỉ khoảng 3% dân số đã được tiêm ít nhất một mũi.
Thách thức từ đợt bùng dịch mới nhất
GDP quý II/2021 của Việt Nam tăng mạnh lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng kết quả này được đánh giá phần lớn là do cùng kỳ năm 2020 tăng trưởng rất thấp.
Trên thực tế, các chỉ số kinh tế phản ánh những thách thức Việt Nam gặp phải trong bối cảnh bùng dịch nặng nề nhất từ trước tới nay. Số ca nhiễm liên tục tăng mỗi này dự kiến sẽ khiến nền kinh tế chững lại ít nhất tới quý III năm nay.
Cụ thể, dịch vụ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đóng góp cho tăng trưởng giảm từ 45% thời điểm trước đại dịch xuống còn khoảng 20% trong giai đoạn tháng 3 – 6/2021.
Trong khi đó, nhu cầu trong nước của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu trồi sụt, HSBC đánh giá.
Dù ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng tích cực ở mức 3,4% trong quý II/2021 so với cùng kỳ năm trước, kết quả này có được là nhờ mức giá cơ sở thấp trong cùng kỳ năm ngoái.
Nếu xét kỹ, tăng trưởng ngành bán lẻ trong đã đạt mức thấp nhất kể từ sau đợt giãn cách toàn xã hội trong quý vừa rồi.
Trên thực tế, kể từ đợt bùng dịch Covid-19 thứ tư, số liệu tháng 5 và 6 cho thấy tăng trưởng bán lẻ giảm liên tiếp hai tháng so với cùng kỳ năm trước, phản ánh mức độ ảnh hưởng của đợt bùng dịch này nghiêm trọng hơn nhiều so với hai đợt trước.

Ngoài ra, đợt bùng dịch này khiến điểm yếu của thị trường lao động càng trầm trọng thêm.
Theo đánh giá chung, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,4% trong quý 1/2021 lên 2,6% trong quý II/2021, với tổng số lượng việc làm giảm 65.000 so với quý trước, hoặc thấp hơn 9% so với trước đại dịch.
Khác với các nước phát triển đã áp dụng giải pháp trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho hộ gia đình, những nước đang phát triển như Việt Nam có khả năng phải chờ một thời gian khá dài mới chứng kiến tiêu dùng trong nước tăng rõ rệt cho đến khi thị trường việc làm phục hồi hoàn toàn và bền vững.
Cùng với đó, chỉ số dự báo vẫn cho thấy nguy cơ ngắn hạn của tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. PMI tháng 6 lao dốc về mức thấp nhất 1 năm với các chỉ số trọng yếu cùng giảm mạnh.
Lợi thế trong nghịch cảnh
Trong bối cảnh nhiều thách thức do Covid-19, HSBC vẫn lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam khi vẫn còn đó nhiều yếu tố tích cực thuận lợi. Đơn cử, vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 13% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, trong khi lượng giải ngân tăng gần 7%.
Cùng với đó, Việt Nam vẫn đang ưu tiên kiểm soát đại dịch càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo lấy lại đà tăng trưởng.
HSBC lưu ý việc giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam đơn thuần phản ánh tác động của đợt bùng dịch mới nhất, và Việt Nam vẫn có thể tiếp tục là điểm sáng trong khu vực sau khi lấy lại tiến độ phục hồi bền vững.
Mức tăng trưởng này hoàn toàn nằm trong giới hạn mục tiêu phấn đấu chính phủ đề ra là từ 6 – 6,5%.
4 rào cản cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.