Diễn đàn quản trị
'Đừng nghĩ cách mạng 4.0 là điều gì quá to tát, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ'
Chuyển đổi số là sự thay đổi về tư duy và nhận thức của chủ doanh nghiệp cùng các nhân viên chứ không phải bài toán về công nghệ.
“Để tiến lên số hóa, doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi dữ liệu sang dạng số và chuyển đổi nghiệp vụ sang dạng số. Việc chuyển đổi chỉ mang tính khả thi khi có dữ liệu số. Nếu không thực hiện chuyển đổi dữ liệu sang dạng số và chuyển đổi nghiệp vụ sang dạng số thì sẽ không có chuyển đổi số nào”, ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội tin học TP. HCM (HCA), Tổng giám đốc Công ty tư vấn PAT phát biểu trong hội thảo Toàn cảnh CNTT – TT Việt Nam lần thứ 23.
Theo ông Tuấn, chuyển đổi số là một quá trình xuyên suốt, các doanh nghiệp phải tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến chuyển đổi số. Số hoá tài liệu để tạo ra một nguồn dữ liệu có thể sử dụng và trao đổi, dữ liệu là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ trí thông minh nhân tạo – AI, nâng cao chất lượng sử dụng dữ liệu, đây chính là một động thái chuyển đổi số ở tầm cao.
Hiện nay, tốc độ phát triển của các nền tảng và hiện thực hoá vào cuộc sống của các thiết bị công nghệ - kỹ thuật rất nhanh. Trước đây, để đầu tư một hệ thống tính toán tối ưu sắp xếp trong kho, các doanh nghiệp ngành may cần đầu tư 300 - 400 ngàn USD, nhưng bây giờ, giá đã rẻ hơn nhiều.
Trước kia, để cá nhân có thể cài cắm các censor (cảm biến) để theo dõi gì đó là điều không tưởng, nhưng bây giờ một hộ nuôi tôm có thể bỏ tiền ra sắm các censor, nhằm theo dõi các đìa tôm một cách chính xác nhất.
“Theo một khảo sát gần đây, 80% CEO tham dự CEO Forum cho rằng, hiện nay, thành công của một doanh nghiệp sẽ dựa vào chuyển đổi số và công nghệ thông tin. Nhưng dường như chúng ta vẫn đang đủng đỉnh so với tốc độ của thế giới. Chúng ta mới bước lên đoàn tàu trong khi cả thế giới đã yên vị và làm được nhiều thứ khác biệt”, ông Tuấn nhìn nhận.
Nguyên nhân của sự chậm trễ đó, theo ông Tuấn là do các chủ doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đủ tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số. Bởi chuyển đổi số là sự thay đổi về tư duy và nhận thức của chủ doanh nghiệp cùng tất cả nhân viên, chứ không phải bài toán về công nghệ.
Để nhanh chóng đi vào chuyển đổi số, các chủ doanh nghiệp đừng tập trung cải tiến một số thứ "vụn vặt" mà hãy nghĩ lớn, tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp với thời buổi công nghệ 4.0. Hãy làm theo slogan của các bạn khởi nghiệp: nghĩ lớn – bắt đầu thông minh – tăng trưởng nhanh!
Các chủ doanh nghiệp cần tiếp cận chuyển đổi số theo các bước sau: thay đổi tư duy, lộ trình, cách tổ chức; tiếp cận dựa theo hướng hình thành hệ sinh thái, nếu chỉ thay đổi vụn vặt sẽ không mang lại nhiều hiệu quả; quản trị thông tin; tạo ra môi trường tốt cho các nhân tài cạnh tranh với nhau; tối ưu hóa quy trình, nguồn lực để mang tới doanh thu cao hơn.
Theo ông Tuấn, khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp đừng nghĩ cách mạng công nghiệp 4.0 là những điều thật to tát, hãy bắt đầu chuyển đổi số từ những việc nhỏ dựa trên tầm nhìn lớn.
Chẳng hạn các doanh nghiệp có thể bắt đầu từ việc số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ, tiết kiệm thời gian cho khách hàng; hoặc bước đầu số hóa quy trình giao việc, kiểm soát công việc trong doanh nghiệp với một giải pháp trên nền tảng đám mây…
Trên cơ sở số hóa từng bước, tư duy về đổi mới sáng tạo trong tổ chức sẽ dần hình thành, lúc đó hãy tiếp tục nghĩ đến những ứng dụng lớn lao hơn, như hệ thống quản trị ERP, dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo AI, blockchain...
“Quy trình đặt vé và check-in online của Vietjet là một ví dụ tiêu biểu cho việc chuyển đổi số. Chúng vừa giúp tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng lẫn nhân viên Vietjet, tránh ách tắt ở quầy, tiết kiệm tiền giấy… Trước đây, khi tôi còn tư vấn cho một công ty chuyên sản xuất mỳ tôm có doanh số 6.000 tỷ đồng, tiền tiết kiệm từ việc chuyển từ hóa đơn giấy sang điện tử lên tới 80 tỷ đồng/năm.
Nhiều ngân hàng, chỉ cần khách hàng đưa điện thoại ra, nhân viên sẽ có hết thông tin trong máy, rất tiện lợi trong khi như Vietcombank bắt khách hàng điền giấy tờ và ký vào giấy tờ in ra rất nhiều”, ông Tuấn dẫn chứng.
Cơ hội chuyển đổi số chia đều cho mọi doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện việc này bằng cách phối hợp với 3 yếu tố sau để đạt mục tiêu nhanh nhất: yếu tố sáng tạo trong nội tại doanh nghiệp, tổ chức; đổi mới sáng tạo trong bối cảnh kinh tế chia sẻ và trong hệ sinh thái; đổi mới sáng tạo thông qua kết nối với cộng đồng startup.
Tác động của Cách mạng 4.0 tới Việt Nam từ góc nhìn VBF 2017
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.