Trung Quốc loay hoay tái khởi động nền kinh tế giữa dịch Corona
Sự bùng phát của dịch Corona không chỉ khiến Trung Quốc trì trệ mà còn ảnh hưởng lan tỏa đến kinh tế toàn cầu.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 'đau đầu' về chi phí lưu kho đang tăng từng ngày do nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc chưa có thông báo giao hàng trở lại.
Do tình hình dịch Corona (nCoV) diễn ra phức tại, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng giao hàng.
Một doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết, chi phí lưu kho đang tăng từng ngày do các đơn hàng đi Trung Quốc chưa thể thực hiện.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), một doanh nghiệp Việt đã ký đơn hàng hơn 600 tấn tôm nhưng mới kịp giao sang Trung Quốc một nửa trước Tết. Số còn lại hiện phải lưu kho.
Bên cạnh đó, tôm Việt xuất đi các thị trường Hàn Quốc, Mỹ, EU cũng bị tác động không tốt do tâm lý e dè, lo ngại dịch bệnh. Do đó, việc chốt tiếp các hợp đồng mới cũng trở nên khó khăn hơn.
Trên thị trường thế giới, giá tôm thời gian tới sẽ giảm vì nguồn cung tăng mạnh. Do dịch nCoV mà nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan cũng đang ùn ở cảng Trung Quốc mà chưa được thông quan. Nhiều tàu biển hiện không thể cập cảng ở Trung Quốc do việc đóng và bốc dỡ hàng hóa diễn ra chậm hoặc không hoạt động.
Do đó, các nước này cũng sốt sắng tìm thị trường thay thế như Mỹ, EU nên việc này cũng ảnh hưởng tới nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặc dù vậy, theo Vasep, tôm Việt Nam cũng có cơ hội giành thị phần lớn hơn tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Đây chính là những thị trường truyền thống của các nhà cung cấp tôm Trung Quốc khi nhiều nhà nhập khẩu cũng đang tạm ngừng đơn hàng từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, sau dịch này, theo dự báo của VASEP, người tiêu dùng Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi nhận thức và thói quen ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm tươi sống và chuyển sang tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm chế biến sâu đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng Trung Quốc có thể sẽ cao hơn để thay thế cho các mặt hàng giáp xác sống khác như tôm hùm, các mặt hàng tươi sống như cá hồi ướp lạnh.
Hiện tỷ lệ đơn hàng cá hồi ướp lạnh nhập vào Trung Quốc bị hủy lên đến 80-90%. Nhiều chuyến bay tới Trung Quốc đã bị hủy và nhiều hãng cung cấp cá hồi, tôm hùm tại Scotland, Na Uy hoặc Australia cho Trung Quốc đang phải chật vật tìm kiếm thị trường thay thế.
Trong bối cảnh tình hình dịch nCoV diễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh chờ đợi thị trường Trung Quốc hoạt động trở lại, hiệp hội này khuyến nghị doanh nghiệp cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới và phát triển thị trường nội địa, chủ động nắm bắt thông tin diễn biến dịch bệnh để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất một cách kịp thời.
Năm 2019, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 4 của Việt Nam, chiếm 16% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt, đồng thời là thị trường tăng trưởng dương tốt nhất trong top 6 thị trường nhập tôm chính của Việt Nam.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc năm qua đạt 542,9 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2018. Trong đó, sản phẩm tôm sú chiếm tỷ trong 41%, tôm chân trắng 50,6% và còn lại tôm biển chiếm 8,4%.
Vasep dự báo, trong quý I/2020, tiêu thụ tôm sang Trung Quốc giảm do tác động của dịch do virus corona.
Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt có thể tận dụng những tín hiệu tích cực từ Top 3 thị trường nhập khẩu tôm Việt lớn nhất gồm EU, Mỹ, Nhật Bản trong năm 2020.
Cụ thể, EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt.
Xuất khẩu tôm Việt sang EU năm 2019 sụt giảm so với năm 2018, tuy nhiên, theo Vasep, hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực năm nay có thể tạo ‘đột phá’ cho xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này.
Thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12 - 20% xuống 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Đối với thị trường đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt, Mỹ chiếm tỷ trọng 19,4% tổng xuất khẩu tôm Việt. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam giai đoạn cuối năm 2019 tích cực hơn nhờ nước này có xu hướng giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập từ Trung Quốc.
Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.
Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. Xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ càng thêm khó khăn, tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam. Trong đó, mặt hàng tôm bao bột từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trên thị trường Mỹ.
Còn tại thị trường nhập khẩu tôm Việt lớn thứ ba, Nhật bản, theo Vasep, Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm nên nhu cầu tiêu thụ tôm dự kiến tăng, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm trên thế giới.
Sự bùng phát của dịch Corona không chỉ khiến Trung Quốc trì trệ mà còn ảnh hưởng lan tỏa đến kinh tế toàn cầu.
Dòng vốn đang đổ vào những công ty dược phẩm dù tiềm năng ra đời vắc xin phòng chống Corona vẫn còn khá xa vời.
Dịch Corona bùng phát trên phạm vi toàn cầu đang khiến ngành da giày, dệt may gặp vô vàn khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, hàng hóa tiêu thụ chậm hoặc không tiêu thụ được.
Dịch Corona chắc chắn ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế của Việt Nam vì chúng ta phụ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc, từ các nguyên vật liệu đến các sản phẩm dân dụng, công nghiệp, ông Lâm Bình Bảo - Nhà sáng lập B Coaching nhìn nhận.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.