Doanh nghiệp trước 'cơn bão' nCoV

Kim Yến thực hiện Thứ ba, 11/02/2020 - 11:55

“Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, các ngành công nghiệp, xây dựng, cơ khí cũng đều chậm lại. Ngành đầu tư tài chính cũng bị sụt giảm. Ngành nông nghiệp trái cây tươi cũng bị ảnh hưởng. Chỉ duy nhất ngành thực phẩm thiết yếu sẽ tăng trưởng nhanh…”. Đó là đánh giá của ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch công ty Vinamit trước ảnh hưởng của cơn bão nCoV.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit: Rau củ quả sạch tăng mạnh 30%”.

Doanh nghiệp trước 'cơn bão' nCoV
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Vinamit.

Theo báo cáo mới gửi về từ Singapore Supermarket, con gái ông Nguyễn Lâm Viên cho biết, tại thời điểm 1 giờ sáng mà người dân vẫn xếp hàng dài tưởng như đang 5 giờ chiều để mua trái cây và lương thực tại quầy bán các thực phẩm trong siêu thị. Trên các quầy kệ, chỉ còn trái cây, còn mì, gạo, đồ khô, rau đã hết sạch hàng, hoặc chỉ còn rất lèo tèo. Không thể tin được tại một đất nước xinh đẹp, giàu có như Singapore mà người dân ai cùng lo tích trữ lương thực và cả khăn giấy, nước rửa chén… như thể ngày mai là tận thế!

Đánh giá về tác động ban đầu của đại dịch này về mặt kinh tế, ông Nguyễn Lâm Viên cho biết: “Đúng là có những ảnh hưởng tiêu cực, u ám đang xẩy ra cho tất cả các ngành nghề nhất là ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, tiệc tùng. Các ngành công nghiệp, xây dựng, cơ khí… cũng đều chậm lại. Các ngành đầu tư tài chính cũng bị sụt giảm. Ngành nông nghiệp trái cây tươi cũng bị ảnh hưởng. Chỉ duy ngành thực phẩm thiết yếu sẽ tăng trưởng nhanh”.

Ông Viên đánh giá các mặt hàng có khả năng bùng phát trong thời gian tới: Ngành thực phẩm thiết yếu và thực phẩm nâng cao hệ miễn dịch (thực phẩm chức năng) sẽ phát triển mạnh vì mọi người cần dự trữ thức ăn để dự phòng. Thực phẩm hay lương khô sẽ phát triển tốt.

Tại Việt Nam hiện nay, thực phẩm tốt cho sức khoẻ như rau củ quả sạch đang tăng mạnh sau Tết, khoảng 30%, bởi tâm lý mọi người khi đang ở nhà thì muốn chọn những loại rau củ quả hữu cơ vừa bảo đảm an toàn vừa tăng sức đề kháng cho gia đình mình. Các mặt hàng bột giặt, nước khử trùng, nước vệ sinh… cũng tăng đột biến vì gia đình nào cũng quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh trong nhà

Xuất khẩu sang Trung Quốc mạnh nhất hiện nay và siêu lãi là mặt hàng khẩu trang, cồn rửa tay, xà bông Lifebuoy. Việc tăng giá trong nội địa Việt Nam cũng bởi lý do các thương lái gom hàng để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tiếp theo sẽ là lương thực, gạo và mì gói sẽ tăng đột biến. Người dân sẽ tích trữ vài tạ gạo và vài chục thùng mì gói trong nhà để ăn dần. Hiện tượng này đang xảy ra đột biến ở Trung Quốc, khiến cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ nhiều hơn, và sẽ làm cho giá gạo tăng mạnh bởi hành vi gia tăng dự trữ của người tiêu dùng.

“Diễn biến sẽ còn rất phức tạp và quả thực khủng hoảng kinh tế toàn thế giới là điều hiển nhiên. Người Việt Nam cũng như người dân xung quanh Trung Quốc đang tìm đường chạy ra khỏi quốc gia để tránh đại dịch ngày một nhiều hơn”, ông Viên nhìn nhận.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, ông Viên lại có cái nhìn khá tích cực: Đại dịch cúm xảy ra thì điều quan trọng là mọi người sẽ không còn muốn ra đường, tụ họp, đi lại, càng không muốn đi xa , ngay cả việc tiếp xúc với người lạ và rời khỏi gia đình. Các ông chồng đều ở nhà cùng vợ và ngược lại. Cuộc đoàn tụ gia đình dài nhất cả ngày lẫn đêm, những người vợ chưa bao giờ trải nghiệm trước khi ở bên nhau lâu như vậy, vun đắp khoảnh khắc của tình yêu đích thực.

Đường phố Hà Nội, Sài Gòn bớt tắc đường, bớt ô nhiễm. Dân tình biết cách sống lành mạnh hơn, ít thức khuya, ít tụ tập muộn, ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm thật sự tốt cho sức khỏe thường xuyên hơn.

Dân có ý thức tự bảo vệ như đeo khẩu trang, đeo găng... (dù không sợ nCoV thì cũng đỡ hít khói bụi). Tiết kiệm những khoản chi không đáng có như nhậu nhẹt, tụ tập.

Các lễ hội tràn lan, vô bổ, tốn tiền, mất thời gian ở Việt Nam đã không còn dịp bùng phát. Lũ buôn thần bán thánh đang khóc mếu chửi Corona và rủa cả Trời Phật”.

Đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể cho người tiêu dùng mùa đại dịch, ông Viên cho biết, tâm lý bảo vệ bản thân và gia đình thân yêu đang diễn ra. Trà gừng, xả, cam, viên sủi C đang ‘hot’ vì người tiêu dùng tin nó tăng sức đề kháng. Sản phẩm làm tăng hệ miễn dịch đang tăng mạnh.

Nhưng thực ra những sản phẩm có nhiều Probiotic tăng lợi khuẩn thì mới thực sự hỗ trợ điều hoà hệ miễn dịch mạnh mẽ như sữa chua, sữa chua sấy khô Probiotic, thực phẩm lên men, rau xanh và trái cây, nhất là trái thơm, đu đủ, chuối vì có nhiều men và enzym, còn làm tăng chất chống oxy hoá, tăng đề kháng. Đó thực sự là những chất cần thiết cho mọi người khi hàng ngày phải tiếp xúc chỗ đông người. Nếu nhận thức đúng thì vẫn có thể tìm mua online và được ship (vận chuyển) tới tận nhà.

Ông Nguyễn Quốc Thống, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cao Trần: “Đây là cơ hội để rà soát lại công tác tổ chức, nhân sự về các giải pháp chống khủng hoảng”.

Doanh nghiệp trước 'cơn bão' nCoV 1
Ông Nguyễn Quốc Thống, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cao Trần.

Đã hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu thì chắc chắn chúng ta phải chấp nhận bị ảnh hưởng khi có bất kỳ khủng hoảng nào xảy ra tại bất cư nơi nào trên thế giới. Lần này đại dịch xảy ra tại Trung Quốc, công xưởng và cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, nên ảnh hưởng rất mạnh đến nền kinh tế thế giới.

Nếu xem đây là khủng hoảng thì phải tìm cách ứng phó và vượt qua. Mỗi lần như vậy thì càng thêm kinh nghiệm và sức mạnh. Không nên đặt ra kịch bản nặng hay nhẹ, vì cả hai sẽ dẫn đến bi quan quá mức hoặc chủ quan. Nên hiểu rõ bản chất của dịch này thì sẽ có cách giải quyết phù hợp.

Về mặt kinh tế, kể cả khi có ảnh hưởng nặng hay nhẹ thì sẽ có lĩnh vực được hưởng lợi nhiều và có lĩnh vực bị ảnh hưởng xấu. Riêng ngành nghề của chúng tôi không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng bị ảnh hưởng gián tiếp, chủ yếu do tâm lý là nhiều.

“Đây là cơ hội để rà soát lại công tác tổ chức, nhân sự về các giải pháp chống khủng hoảng, rút ra bài học kinh nghiệm để sẵn sàng đối phó với các khủng hoảng trong tương lai. Chúng tôi cho nhân viên hiểu rõ dịch bệnh và chủ động phòng tránh thay vì trốn tránh nó”, ông Thống chia sẻ.

Theo ông Thống, So với dịch SARS, khác biệt lớn nhất là truyền thông hiện nay phát triển hơn thời kỳ đó nên việc phổ biến thông tin để phòng chống dễ hơn, nhưng các thông tin tiêu cực cũng dễ lan truyền hơn, ảnh hưởng tâm lý nhiều hơn, từ đó tác động xấu đến nền kinh tế. “Với doanh nghiệp chúng tôi, xác định trước là sẽ bị giảm doanh thu trong thời gian sắp tới, chúng tôi đã chủ động tìm các biện pháp để thúc đẩy kinh doanh phù hợp với tình hình tác động của dịch”.

Về phía Nhà nước, tôi cho rằng, với điều kiện xã hội, văn hoá, khí hậu ở nước ta hiện nay, các biện pháp của Chính phủ vừa rồi rất tích cực, nên việc ngặn chặn dịch lây lan ở nước ta là khả quan”, ông Thống nói. “Vấn đề là Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu để không gây tâm lý hoang mang trong dân chúng. Không có những quyết định sai tạo tâm lý bất ổn trong dân. Nhân dịp này Nhà nước cũng nên thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, tăng cường sức khoẻ cộng đồng, bởi vì người dân sẽ không còn chủ quan với việc tăng cường thể lực cho bản thân”.

Lan Phan Bercu, tác giả 36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại: “Những sáng tạo tuyệt vời nhất thường xuất hiện khi chúng ta cận kề những khan hiếm, bó buộc và khủng hoảng”.

Doanh nghiệp trước 'cơn bão' nCoV 2
Bà Lan Phan Bercu.

Là chuyên gia tư vấn doanh nghiệp tại Mỹ, bà Lan Phan Bercu cho biết thêm thông tin từ Mỹ.

“Tôi là một người có tư duy tích cực, nhưng cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là đại dịch này ảnh hưởng trầm trọng đến từng cá nhân, tập thể, công ty, đất nước và nền kinh tế. Tôi sống ở Mỹ và có rất nhiều sự kiện, lớp học đào tạo tập đoàn, và lớp học cho quần chúng ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì đại dịch này, tôi đã tự hủy tất cả những chuyến đi châu Á và những sự kiện, lớp học lẽ ra sẽ diễn ra vào đầu tháng 4/2020. Việc này dẫn theo các phòng hội nghị, khách sạn, dịch vụ ăn trưa, công ăn việc làm cho đội ngũ hỗ trợ trong nước, các chuyến bay nội địa cũng như trong vùng của học viên đều hủy. Bạn có thể tưởng tượng ảnh hưởng ‘domino’ – dây chuyền như thế nào qua chỉ một chuyến đi của tôi”.

Theo bà Lan Phan Bercu, trong nền kinh tế toàn cầu, thông thương "Interconnected" hiện nay thì ảnh hưởng domino nặng nề hơn thời có bệnh SARS năm 2003 rất nhiều. Các công ty Mỹ như xe hơi, điện tử lệ thuộc rất nhiều vào những thành phần nhỏ sản xuất tại Trung Quốc. Vì dịch này, chuỗi cung ứng toàn cầu hoàn toàn bị đảo lộn: không có đinh ốc, con chip, linh kiện từ Trung Quốc thì làm sao các nhà máy ở Mỹ tiếp tục đóng gói, hoàn thành sản phẩm?.

Năm 2003 khi có dịch SARS, Trung Quốc chỉ chiếm 4% tổng sản lượng GDP của thế giới. Hiện tại Trung Quốc chiếm 16%. “Bạn có thể tưởng tượng thiệt hại domino to lớn như thế nào”.

Ảnh hưởng của virus nCoV đối với nền kinh tế đến cỡ nào tùy thuộc vào sự khống chế bệnh trong bao lâu, bệnh sẽ lây lan ở mức độ, vận tốc nào, tỉ lệ tử vong là bao nhiêu. Ở ngay thời điểm này, chúng ta vẫn chưa biết nhiều điều về con virus mới này.

“Tôi đã trực tiếp phỏng vấn bác sĩ James Y Lee ở Georgia và tiến sĩ nghiên cứu Nguyễn Hồng Vũ ở viện City of Hope California và được biết, có hai khả năng. Một là virus sẽ tự bị yếu đi và không có khả năng tấn công con người vì cơ thể chúng ta quen dần và sản sinh được kháng thể. Hai là virus lây lan không kiềm chế được và chúng ta không đủ cơ sở hạ tầng để đối phó với đại dịch”.

Tuy nhiên, trong mỗi cuộc khủng hoảng thế này, cũng có những cơ hội nhất định nếu chúng ta bình tĩnh và dùng hết năng lực suy nghĩ sáng tạo của mình. “Tôi cũng vừa trao đổi với một học trò là doanh nghiệp đánh bắt hải sản như tôm cá. Em chia sẻ vì đại dịch này sản phẩm làm cá khô, tôm khô của em được bán nhanh hơn bình thường và phát triển thêm những dịch vụ làm cho người tiêu dùng yên tâm mua và nấu nướng tại nhà”.

“Đối với doanh nghiệp của tôi cũng vậy. Là người thích ứng dụng công nghệ, tôi đã bắt đầu giảng dạy những chương trình LIVE qua công nghệ đám mây cho các chủ doanh nghiệp và học viên sống ở Mỹ và châu Âu rất thành công. Họ rất thích vì sự tiện ích và hiệu ứng gần gũi như thật của công nghệ. Học theo cách này không những hiệu quả trong thời Corona virus mà là xu hướng và hành vi học tập huấn luyện của người hiện đại. Thay vì lo lắng vì những mất mát của những gì đã thành công, tôi đang tập trung năng lượng vào những chiến lược marketing, đầu tư công nghệ, tuyên truyền giáo dục để các học viên người Việt sống ở châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng làm quen và tiếp cận với cách học hiện đại”.

Trong khủng hoảng đại dịch này, chúng ta sẽ có những phát minh mới về khoa học, kỹ thuật. “Một điều tôi luôn tự nhắc nhở mình, học trò và đồng đội đó là: Những sáng tạo tuyệt vời nhất lại không xảy ra lúc chăn ấm nệm êm, mà nó xuất hiện khi chúng ta cận kề những khan hiếm, bó buộc và khủng hoảng".

TS. Trần Nam Dũng: Đây chính là điều kiện tốt để các hình thức E-learning phát triển.

Doanh nghiệp trước 'cơn bão' nCoV 3
TS. Trần Nam Dũng.

Dưới góc nhìn của một nhà giáo dục kiêm doanh nhân, TS. Trần Nam Dũng cho biết:

Ảnh hưởng kinh tế là rất lớn, trước mắt là các ngành dịch vụ như du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng. Tiếp theo đến là các ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngành giáo dục tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn vì có đến hàng triệu học sinh, sinh viên, giáo viên.

Để giảm bớt thiệt hại kinh tế, rất cần có sự đánh giá chính xác, đúng mực về sự nguy hiểm của dịch, từ đó đưa ra các quy tắc ứng xử thích hợp trong giai đoạn dịch, ví dụ có cần đeo khẩu trang hay không, nên hạn chế giao tiếp đến mức độ nào, khi có vấn đề thì xử lý ra sao. Kiểu gì thì cuộc sống cũng phải tiếp diễn, giống như ngày xưa trong chiến tranh, khi có đạn, bom thì học sinh vẫn đi học, chỉ là phải học các tình huống để ứng phó: khi nào thì phải chui vào hầm, lỡ bị thương thì sơ cứu ra sao…

Kịch bản nhẹ nhất là dịch sẽ tắt trong tháng 2 hoặc cùng lắm sang tháng 3. Hiện nay trừ Trung Quốc thì tốc độ tăng của các ca lây nhiễm mới trên thế giới không tăng, tỷ lệ tử vong cũng thấp nên có hy vọng. Một hy vọng nữa là các nhà khoa học sẽ sớm tìm được vắc-xin để chữa và phòng ngừa, khi đó nCoV sẽ trở thành một loại cúm thông thường.

Kịch bản nặng nhất là dịch sẽ bùng phát toàn cầu. Cái này ảnh hưởng vô cùng lớn, thật sự không dám nghĩ đến.

Một kịch bản nằm ở giữa là dịch nCoV sẽ bùng phát ở Việt Nam hay một số địa phương ở Việt Nam. Đây là kịch bản vẫn có nguy cơ xảy ra và đáng lo nhất. Vì vậy, chúng ta nhất thiết không được chủ quan, lơ là. Mặt khác cũng không quá bi quan, hoảng loạn. Rất cần các thông tin và phân tích chính xác để đưa ra các biện pháp phù hợp, vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa không ảnh hưởng quá lớn đến các hoạt động kinh tế.

Ngành giáo dục tất nhiên là sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Với hai tuần nghỉ, hàng triệu học sinh, sinh viên và giáo viên đã phải nghỉ học, nghỉ dạy. Tương tự, các trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ cũng bị ảnh hưởng nặng. Với kinh nghiệm của ngành giáo dục, 2 tuần này nghỉ vẫn trong vòng kiểm soát, các trường có thể sử dụng tuần dự trữ hoặc cho học sinh nghỉ hè muộn hơn. Các trung tâm cũng vẫn còn có thể co kéo được. Nhưng nếu dịch bệnh cứ tiếp tục kéo dài thì phải có phương án. Học sinh, sinh viên sẽ phải đi học lại với các điều kiện hạn chế và sự kiểm soát nghiêm ngặt. Hạn chế các hoạt động đông người (như chào cờ, lễ hội, cắm trại, dã ngoại…). Kiểm soát chặt chẽ tình hình sức khỏe học sinh (đo thân nhiệt). Thực hiện thường xuyên các hoạt động khử độc, khử trùng (rửa tay thường xuyên, khử trùng trường học).

Mặt khác đây chính là điều kiện tốt để các hình thức E-learning phát triển. Học online, thi online, kiểm tra online sẽ là giải pháp an toàn cho các học sinh và phụ huynh, tránh phải đi lại nhiều, tiếp xúc với nhiều người. Hiện nay nhiều trường đại học, nhiều công ty dịch vụ giáo dục, nhiều trung tâm đã triển khai loại hình này. Đặc biệt các thầy cô giáo, với tư cách cá nhân đã sớm triển khai cho học trò của mình ngay từ tuần đầu tiên nghỉ chống dịch.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  9 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  11 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  11 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.