Leader talk
EuroCham: Doanh nghiệp có thể rời đi nếu giãn cách kéo dài
Đại diện EuroCham cho biết nếu phong tỏa, giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài hơn nữa, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro, từ đó có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực.
Trong bối cảnh Covid-19 toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là một trong những câu chuyện thành công khi ba đợt bùng phát đầu tiên đã được kiểm soát tốt thông qua các biện pháp can thiệp nhanh chóng.
Kết quả là gián đoạn hoạt động thương mại tối thiểu, tăng trưởng kinh tế tích cực.
Tuy nhiên, những thách thức cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay đến từ biến thể mới khó kiểm soát hơn thông qua các phương pháp truyền thống như phong tỏa, hạn chế đi lại hay giãn cách xã hội.
.jpg)
Đánh giá này được ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), đưa ra mới đây trong cuộc họp cấp cao giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với lãnh đạo Việt Nam, nhằm thảo luận về những thách thức đang tồn tại trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo đó, Việt Nam nên xem xét tập trung vào tiêm chủng hàng loạt để dần mở cửa trở lại các doanh nghiệp, nối lại cuộc sống bình thường sau đại dịch. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để sống chung với Covid-19 trong tình trạng bình thường mới.
Cụ thể, vị chủ tịch EuroCham cho biết đợt bùng phát dịch lần thứ tư này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam, khi chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham ghi nhận kết quả thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
“Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực”, ông lưu ý.
Tại cuộc họp báo sau cuộc gặp, ông cho biết thêm đã có các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chuyển một phần đơn hàng hoặc nhu cầu sản xuất sang nước khác, trong khi số khác đang cân nhắc.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng đây là quyết định tạm thời của các doanh nghiệp và khẳng định cho đến nay, chưa có doanh nghiệp châu Âu nào rời Việt Nam.
Đại diện EuroCham cho biết các doanh nghiệp thành viên hiện nay đang cần một lộ trình rõ ràng cho các biện pháp hiện tại, một giải pháp giải quyết các rào cản đối với hoạt động thương mại.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần được cung cấp một lộ trình có thể dự đoán được để lên kế hoạch khởi động trở lại các hoạt động kinh doanh.
Ông Alain Cany nhấn mạnh một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần có hộ chiếu vaccine điện tử, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do cho những người đã được tiêm chủng trong và ngoài nước.
“Đặc biệt, chúng tôi kêu gọi Chính phủ đẩy nhanh quy trình cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia và gia đình của họ quay trở lại Việt Nam. Thủ tục hiện tại vừa tốn thời gian, vừa gây ra nhiều khó khăn, đồng thời, là rào cản đáng kể đối với các hoạt động thương mại và đầu tư, vốn là yếu tố cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế sau đại dịch”.
Trong khi đó, chính sách "Ba tại chỗ" hiện tại cần cần được tinh chỉnh. Dù đúng về mặt nguyên tắc, quy định này trên thực tế lại đặt ra một gánh nặng rất lớn lên cả các công ty và người lao động.
Đại diện EuroCham cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc triển khai tiêm chủng, ưu tiên những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất để cho phép mở cửa dần dần các tỉnh và thành phố, thúc đẩy các hoạt động thương mại trở lại bình thường.
Điều này cũng sẽ giúp thống nhất các quy định nhằm giảm bớt tâm lý hoang mang cho các công ty và đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt, cùng với việc hợp lý hóa và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.
Trên tinh thần hợp tác lâu dài và tình hữu nghị bền chặt, EuroCham cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình thực hiện mục tiêu kép.
Tổ chức này mới đây đã đưa ra sáng kiến gây quỹ “Breathe Again – Hồi sinh nhịp thở” – chiến dịch gây quỹ lớn với mục tiêu ủng hộ trang thiết bị y tế thiết yếu nhằm hỗ trợ các bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu và các bệnh viện của Việt Nam.
Hiện chiến dịch đã quyên góp được hơn một triệu Euro cho máy thở, máy theo dõi bệnh nhân và các trang thiết bị khác cho các bệnh viện ở một số tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch tại Việt Nam.
EuroCham đề xuất hợp tác công tư để đẩy nhanh chiến lược vắc xin
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.