Khởi nghiệp
FastGo đang châm ngòi cuộc chiến về giá trên thị trường gọi xe
Thông điệp “Fastgo thách đâu rẻ bằng” xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông trong những ngày qua như một động thái “châm ngòi” của Fastgo trong cuộc chiến về giá giữa các ứng dụng gọi xe.
Điều này khiến nhiều khách hàng không khỏi tò mò, liệu thực tế có phải Fastgo là hãng đặt xe đang có giá rẻ nhất thị trường không? Giải đáp cho thắc mắc trên, ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO FastGo tự tin khẳng định: "Bên cạnh chất lượng tốt, Fastgo luôn tự tin rẻ nhất trên thị trường gọi xe. Fastgo chỉ thu một khoản phí nhỏ và không thu phí tính trên mỗi cuốc xe. Bởi vậy, giá dịch vụ của chúng tôi ở mức rất cạnh tranh".
Để chứng minh “Fastgo thách đâu rẻ bằng”, ông Tuất mở ứng dụng Fastgo và đặt chuyến từ BigC Thăng Long đến bến xe Giáp Bát với giá 84.000 VNĐ/chuyến. Trong khi cũng địa điểm này trên các app đặt xe công nghệ khác thì không hề có giá dưới mức 100.000 VNĐ/chuyến. Từ cơ sở này, ông Tuất cho rằng, mức giá của FastGo đang hấp dẫn hơn.
Cũng là vấn đề giá cả, ở các giờ cao điểm, CEO FastGo cho hay startup gọi xe của ông chỉ áp dụng mức giá bằng 2 phần 3 so với một số ứng dụng khác.
"FastGo không thu tiền hoa hồng từ tài xế và chỉ tính phí 30.000 đồng (1,3 USD) mỗi tài xế nếu họ kiếm được hơn 400.000 đồng mỗi ngày. FastGo cam kết giữ mức thuế hành khách không thay đổi, nhưng họ đề xuất một khoản phí (từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng) đối với lái xe để đảm bảo các chuyến đi trong giờ cao điểm", ông Tuất thông tin.
Cũng theo giải thích của ông Tuất, FastGo phải cân bằng 2 việc, quyền lợi của lái xe trong giờ cao điểm và quyền lợi của khách hàng. Về phần tài xế, ứng dụng khác có thể tăng giá gấp rưỡi, nhưng thu chiết khấu gần 30%, trong khi FastGo không thu phí.
Và để tài xế không bị thiệt thòi, FastGo đưa ra hình thức tips để khách hàng có thể trả thêm cho lái xe. “Đứng ở góc độ người tiêu dùng, khách hàng sẽ được chủ động quyết định trả bao nhiêu cho cuốc xe, cũng như chủ động sử dụng dịch vụ, thay vì phải dùng giá cao như hiện tại”, CEO FastGo diễn giải.
Đền tiền gấp 3 nếu tìm thấy giá rẻ hơn

"Nhiều người luôn thắc mắc Fastgo giữ vị trí giá rẻ nhất thị trường trong bao lâu hay chỉ trong chiến dịch. Nhưng chúng tôi khẳng định là Fatsgo luôn rẻ, rẻ mọi lúc, mọi nơi", ông Nguyễn Hữu Tuất nói.
"Nếu khách hàng chứng minh được cùng điểm đi, cùng điểm đến, mà giá của FastGo đắt hơn so với các ứng dụng gọi xe khác từ nay tới 30/4, FastGo sẽ đền gấp 3 lần tiền chênh lệch, hoàn trực tiếp vào tài khoản FastGo của khách. Giá được so sánh chưa bao gồm các loại khuyến mại và phí cầu đường giao thông", thông tin chính thức từ Fastgo.
Chị Minh Tú (Hà Đông - Hà Nội), thường xuyên đi làm bằng taxi cho biết: “Với đông đảo nhà cung cấp dịch vụ đặt xe cùng nhiều mức giá khác nhau khiến người tiêu dùng băn khoăn về quyết định chọn bên nào. Trước đây tôi hay dùng Grab để di chuyển nhưng từ khi biết đến Fastgo thì mới phát hiện ra lâu nay mình bị hớ vì giá của 2 app chênh nhiều đặc biệt là trong giờ cao điểm. Và từ đó đến giờ tôi chỉ sử dụng Fastgo”.
Do đó, thông qua chương trình “Fastgo thách đâu rẻ bằng”, ông Tuất mong muốn khẳng định cam kết với người tiêu dùng và đối tác của mình về việc duy trì chính sách không thu hoa hồng theo cuốc xe, duy trì được mức giá thấp cho khách gọi xe đồng thời hỗ trợ đối tác lái xe có thu nhập xứng đáng.
Vị CEO cũng cho biết thêm, khách hàng mục tiêu của FastGo là nhân viên văn phòng. Ngoài thanh toán tiền mặt thì những người trẻ thích sử dụng thẻ tín dụng hoặc thanh toán bằng di động sẽ rất tiện lợi.
FastGo là ứng dụng gọi xe của Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn NextTech của ông Nguyễn Hòa Bình. Sau 3 năm xây dựng và phát triển, FastGo ra mắt thị trường Hà Nội ngày 12/6/2018 và TP. HCM ngày 10/8/2018.
FastGo hiện cung cấp dịch vụ gọi xe ô tô gồm FastCar, JustGo và FastTaxi, dịch vụ gọi xe hai bánh FastBike Pro. Sau 9 tháng ra mắt, FastGo hiện có gần 1 triệu khách hàng tải về ứng dụng, với 60.000 đối tác lái xe đăng ký tham gia.
Tháng 8/2018, ứng dụng này công bố nhận vốn đầu tư từ quỹ Vinacapital Ventures, một quỹ đầu tư quy mô 100 triệu USD mới ra mắt. Theo một nguồn tin thân cận, số tiền FastGo nhận được khoảng 3 triệu USD.
Cuối tháng 12/2018, FastGo đã chính thức ra mắt dịch vụ tại Myanmar, hợp tác liên doanh với tập đoàn Asia Sun Group. Trong tháng 4/2019, FastGo tiếp tục ra mắt tại thị trường Singapore. Tham vọng của công ty là mở rộng phạm vi hoạt động của ứng dụng gọi xe FastGo ra toàn thị trường Đông Nam Á.
FastGo - những bước chân thần tốc
FastGo có thể được định giá 150 triệu USD
Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO FastGo cho biết, nếu công ty hoàn tất vòng gọi vốn series B trị giá 50 triệu USD trong ít tháng sắp tới, thì mức định giá này là hoàn toàn có cơ sở.
FastGo thu cũ đổi mới mũ bảo hiểm cho tài xế
Phía FastGo cho biết, chỉ trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch đã có hơn 1.000 mũ bảo hiểm các loại của các tài xế "xe ôm công nghệ" được đổi mới.
FastGo chính thức tiến vào thị trường gọi xe 2 bánh
CEO FastGo là ông Nguyễn Hữu Tuất cho biết, điểm khác biệt của FastBike Pro là sẽ tập trung vào dịch vụ chuyên nghiệp, lái xe phải trải qua quá trình tuyển dụng chặt chẽ, đánh giá về đạo đức, thái độ và sử dụng đời xe cao cấp.
Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD
Thị trường gọi xe của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD và được dự báo, tới năm 2025 sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.