Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Việt Hưng Thứ ba, 04/12/2018 - 16:16

Thị trường gọi xe của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD và được dự báo, tới năm 2025 sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Mới đây, Google và Temasek đã công bố báo cáo e-Conomy SEA 2018 thường niên, nhằm phác họa lại bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo này chỉ ra, trong giai đoạn 2015 - 2018, số lượng người dùng Internet tại Đông Nam Á đã tăng mạnh, từ 260 triệu người dùng năm 2015 lên 350 triệu người dùng năm 2018. Trong số này, 90% những người tham gia khảo sát cho biết họ kết nối Internet thông qua smartphone của mình.

Theo Google và Temasek, điểm nhấn của e-Conomy SEA năm nay là 4 lĩnh vực: thương mại điện tử, truyền thông - quảng cáo online, gọi xe và du lịch trực tuyến.

Tại Đông Nam Á, quy mô thị trường của 4 lĩnh vực nói trên lên tới 72 tỷ USD. Chủ đạo là lĩnh vực du lịch trực tuyến - 30 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 15%/năm. Tiếp sau là lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô 23 tỷ USD, mỗi năm tăng trưởng 62%.

Lĩnh vực truyền thông - quảng cáo online có quy mô thị trường 11 tỷ USD, tăng trưởng 44%/năm. Và cuối cùng là lĩnh vực gọi xe - một lĩnh vực khá mới mẻ với quy mô 8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm 39%.

Bốn quốc gia dẫn đầu về số lượng người dùng Internet hiện là: Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Mặc dù không nằm trong top 4 này, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng với nền kinh tế Internet đang bùng nổ.

Bởi xét về quy mô thị trường, thị trường Việt Nam ước tính giá trị 9 tỷ USD gồm cả 4 lĩnh vực trong năm 2018. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD, tăng trưởng 33%/năm, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt 87%. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia với tốc độ 94%.

Sân chơi thương mại điện tử tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã chứng kiến không ít những cuộc cạnh tranh giữa: Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi, Sendo... Cùng với đó là những vòng gọi vốn khủng, đốt tiền và liên tục thu hút người tiêu dùng.

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD
Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam hiện đạt 2,8 tỷ USD

Tương tự TMĐT, lĩnh vực truyền thông & quảng cáo online tại Việt Nam cũng rất phát triển. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 57%/năm, quy mô thị trường này tại nước ta lên tới 2,2 tỷ USD, sánh ngang với Indonesia và Thái Lan.

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD 1
Lĩnh vực truyền thông & quảng cáo online tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lên tới 57%/năm

Nhưng tiềm năng nhất phải kể tới lĩnh vực du lịch trực tuyến tại Việt Nam - nơi quy tụ những ông lớn hàng đầu trong hoạt động đặt phòng, cho thuê khách sạn, homestay, hay đặt vé máy bay, tour du lịch, nghỉ dưỡng.

Với sự tham gia của loạt tên tuổi như: Booking, Agoda, VnTrip, Traveloka, Luxstay,... thị trường này được Google và Temasek ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm.

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD 2
Thị trường du lịch trực tuyến ước tính lên tới 3,5 tỷ USD tại Việt Nam

Còn lại, một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam cũng được báo cáo này đề cập, là lĩnh vực gọi xe. Phía Google và Temasek cho hay, lĩnh vực gọi xe gồm 2 hoạt động chính là: gọi xe để đi lại, di chuyển, và gọi xe để giao nhận đồ ăn.

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD 3
Thị trường gọi xe tại Việt Nam quy tụ nhiều tay chơi như Grab, Go-Viet, FastGo hay Foody, Lozi...

Dù lĩnh vực gọi xe mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhưng quy mô của thị trường này đã lên tới 500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 41%. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Foody, Lozi... tham gia vào thị trường này.

Hàng triệu USD vừa được rót vào thị trường gọi xe Việt Nam

Hàng triệu USD vừa được rót vào thị trường gọi xe Việt Nam

Doanh nghiệp -  6 năm
Một nhà phát triển ứng dụng gọi xe ước tính quy mô thị trường này lên tới 1,7 tỷ USD, vẫn còn cơ hội dành cho cả các ứng dụng nội và ngoại tham gia.
Hàng triệu USD vừa được rót vào thị trường gọi xe Việt Nam

Hàng triệu USD vừa được rót vào thị trường gọi xe Việt Nam

Doanh nghiệp -  6 năm
Một nhà phát triển ứng dụng gọi xe ước tính quy mô thị trường này lên tới 1,7 tỷ USD, vẫn còn cơ hội dành cho cả các ứng dụng nội và ngoại tham gia.
Nhà sáng lập VNG tung ứng dụng gọi xe thuần Việt cạnh tranh Grab, Go-Viet

Nhà sáng lập VNG tung ứng dụng gọi xe thuần Việt cạnh tranh Grab, Go-Viet

Doanh nghiệp -  5 năm

CEO của ứng dụng gọi xe be là ông Trần Thanh Hải, đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật của VNG.

Ứng dụng gọi xe FastGo lên tiếng trong vụ Vinasun kiện Grab

Ứng dụng gọi xe FastGo lên tiếng trong vụ Vinasun kiện Grab

Doanh nghiệp -  5 năm

Lấy dẫn chứng về giá cước, các thức ghi nhận doanh thu, FastGo cho rằng Grab trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng và coi các đối tác lái xe là người cung cấp dịch vụ thuê cho Grab.

Ứng dụng gọi xe Việt Nam chật vật tìm lối đi trước sự bành trướng của Grab

Ứng dụng gọi xe Việt Nam chật vật tìm lối đi trước sự bành trướng của Grab

Doanh nghiệp -  6 năm

Từ đầu năm 2018 tới nay, một loạt ứng dụng gọi xe Việt Nam đã được ra mắt như VATO, Aber, hay FastGo... nhưng dấu ấn mà các công ty này để lại vẫn chưa thực sự nhiều.

Hàng triệu USD vừa được rót vào thị trường gọi xe Việt Nam

Hàng triệu USD vừa được rót vào thị trường gọi xe Việt Nam

Doanh nghiệp -  6 năm

Một nhà phát triển ứng dụng gọi xe ước tính quy mô thị trường này lên tới 1,7 tỷ USD, vẫn còn cơ hội dành cho cả các ứng dụng nội và ngoại tham gia.

Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn

Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn

Diễn đàn quản trị -  45 phút

Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.

Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay

Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay

Tiêu điểm -  56 phút

Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.

Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó

Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó

Tiêu điểm -  2 giờ

Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.

Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'

Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.

Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết

Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.

Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn

Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn

Doanh nghiệp -  3 giờ

Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?

Bất động sản -  3 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.