Doanh nghiệp
Fecon dừng kế hoạch bán cổ phần cho nhà thầu Trung Quốc
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FCN chỉ quanh mức 8.000 – 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược.
Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Fecon vừa thông qua chủ trương không tiếp tục đàm phán với China Harbour Engineer Company Ltd (CHEC) trong kế hoạch phát hành 32 triệu cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.
Fecon vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tiềm năng khác phù hợp.
Trước đó Đại hội cổ đông thường niên năm 2020, cổ đông Fecon đã thông qua chủ trương phát hành 32 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. Tổng giá trị phát hành dự kiến tối thiểu là 480 tỷ đồng, tương đương 15.000 đồng/cp.
Số tiền thu về từ đợt chào bán để đầu tư tăng vốn tại các công ty con trong lĩnh vực thi công và đầu tư năng lượng (278 tỷ đồng), đồng thời bổ sung vốn lưu động cho công ty mẹ (202 tỷ đồng).
Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 29,4% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận ròng dự kiến đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.
CHEC - một doanh nghiệp Trung Quốc có ngành nghề khá tương đồng với Fecon, bao gồm hạ tầng, năng lượng, cầu cảng và bất động sản ban đầu là nhà đầu tư chiến lược sẽ mua lô cổ phiếu này. Thời gian thực hiện dự kiến vào quý 4/2020, sau đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và sau khi được Ủy ban Chứng khoán thông qua. Thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Trước đó, trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 6, Fecon đã đăng ký mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ với tổng khối lượng 6 triệu cổ phiếu, tương đương với 5% số cổ phiếu đang lưu hành. Ban lãnh đạo công ty cho biết mục đích mua lại nhằm bình ổn giá cổ phiếu FCN và tối đa hóa lợi ích của cổ đông.
Mặc dù vậy, thương vụ cuối cùng đổ bể. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FCN chỉ quanh mức 8.000 – 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược.
Năm 2020, Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất tăng 29% lên 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 233 tỷ đồng, tăng 10%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chiếm 195 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước.
Rủi ro tiềm ẩn sau những khoản vay từ Trung Quốc
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.