Phát triển bền vững

Formosa lấn gần 300ha biển để chôn hàng chục triệu m3 xỉ thải

Hoàng Nam - Cảnh Huệ Thứ sáu, 28/07/2017 - 10:10

Để xử lí lượng xỉ khổng lồ lên đến hàng chục triệu m3 trong quá trình luyện thép, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã hoàn tất được việc xây một hệ thống kè lấn biển để chôn lượng xỉ thải lên tới hàng chục triệu tấn.

Bãi thải lấn biển của Formosa nằm ở phía nam cảng Sơn Dương (ảnh Báo Tiền phong)

Chôn 1,3 triệu tấn xỉ thải xuống biển mỗi năm

Theo báo cáo tác động môi trường ở hạng mục đầu tư tổ hợp luyện gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm giai đoạn một, thuộc dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đã được Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định bằng Quyết định số 1315/QĐ-BTNMT, ngày 30/6/2008 có đoạn viết: “Bãi xỉ lấn biển có diện tích 281,6 ha, quy mô 40.256.072m3. Có thể chứa được 92.595.866 tấn, và thời gian chứa của bãi xỉ là 70 năm. Bình quân mỗi năm thu gom về bãi xỉ khoảng 1.322.790 tấn". 

"Bãi chứa xỉ này áp dụng theo công nghệ đã được sử dụng thành công trên thế giới, đảm bảo không gây ô nhiễm đối với môi trường nước biển. Trong bãi xỉ lấn biển được xây dựng đảm bảo không làm ô nhiễm nước biển. Bãi xỉ lấn biển này có đê bê tông và lưới lọc nước xung quanh, nước mưa không thể trần qua bãi xỉ vì đê có độ cao hơn 6m”.

Còn tại báo cáo đánh giá tác động môi trường ở hạng mục Đầu tư xây dựng nhà máy thép dây, hai trạm xử lí bùn và vật liệu chịu lửa - xỉ thép cũng được Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định bằng Quyết định 1623/QĐ-BTN&MT, ngày 24/6/2015 ghi rõ: “Sau khi nghiền từ tính, xỉ thép không thể thu hồi tái sử dụng, sau xác nhận không thuộc chất thải rắn nguy hại, đổ vào bãi chứa xỉ thép (bãi tro xỉ). Số lượng nhiều nhất là 740.000 tấn/năm”.

Để tìm hiểu bãi thải lấn biển, phóng viên đăng ký làm việc với lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh. Sau khi yêu cầu cung cấp thẻ nhà báo và các câu hỏi liên quan đến bãi xỉ lấn biển, nhân viên đối ngoại của Formosa cho biết: Sẽ gửi những thông tin này lên lãnh đạo Formosa và đợi phản hồi. Tuy nhiên, gần một tuần trôi qua, vẫn không nhận được phản hồi từ phía Formosa.

Thực tế, bãi thải nằm ở phía nam cảng Sơn Dương, gồm đất và mặt nước trong tổng thể dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh. Hiện Formosa đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống đê lấn biển dài hàng cây số, tạo thành một lòng hồ rộng lớn hình chữ nhật tính từ bờ ra. Hệ thống đê lấn biển đổ bê tông kiên cố dài tít tắp. Trong lòng hồ nước biển xanh ngắt sẵn sàng cho việc chuẩn bị tiếp nhận hàng triệu tấn xỉ thải khi nhà máy đi vào vận hành sản xuất.

Đại diện Bộ Tài nguyên và môi trường nói gì?

Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường xác nhận: Bộ đã phê duyệt 2 báo cáo tác động môi trường vào các năm 2008 và 2015 của Formosa, trong đó có bãi xỉ thải lấn biển. Formosa đã hoàn thành hệ thống đê của bãi thải lấn biển, tuy nhiên phải hoàn thành vài hạng mục như: Trải bạt chống thấm tầng đáy, thân đê… mới đưa vào sử dụng.

Trước sự lo ngại của dư luận về việc bãi thải này sẽ thẩm thấu gây ô nhiễm môi trường nước biển, mạch nước ngầm và các rủi ro do thiên nhiên gây ra, ông Thức cho rằng: Bãi thải này chỉ được phép chứa những chất thải không độc hại, còn gọi là chất thải công nghiệp thông thường nên không gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp gió bão, động đất, sóng thần có làm vỡ bãi thải cũng không gây ô nhiễm môi trường (!?). 

Quan điểm của Bộ Tài nguyên và môi trường là hết sức cẩn trọng, giám sát chặt việc đổ thải, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Tới đây Bộ sẽ yêu cầu Formosa khoan thăm dò địa chất ở lòng bãi thải, trải bạt chống thẩm thấu mặt đáy, mặt ngang đúng quy chuẩn mới cho đưa vào sử dụng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, trong trường hợp Formosa đổ cả chất thải độc hại xuống bãi thải, cơ chế kiểm soát ra sao? Ông Thức nói: “Cái này cơ quan quản lí kiểm soát hết. Tất nhiên mình không mong muốn doanh nghiệp gian dối. Doanh nghiệp phải làm đúng pháp luật. Họ kinh doanh có lợi cho họ, nhưng đồng thời phải đóng góp cho đất nước này. Đặc biệt sau sự cố vừa rồi, Chính phủ và các bộ ngành cũng đã kiểm soát chặt, họ đã tự giác chấp hành và rất nỗ lực để kiểm soát vấn đề môi trường. Vừa rồi họ thông báo tăng vốn đầu tư 360 triệu đô la, đấy là tiền người ta đầu tư vào bảo vệ môi trường. Với doanh nghiệp đã cầu thị như vậy, chắc chắn họ muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Sự cố xảy ra hơn một năm rồi, nên ta có thể tin tưởng được”.

Ông Thức mong muốn xã hội có cái nhìn rộng lượng hơn với Formosa và tin tưởng vào các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong vấn đề môi trường Formosa.

Trong trường hợp Formosa có biểu hiện gian dối trong đổ xỉ thải, ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường), nói: Trong sản xuất công nghiệp có bộ quy chuẩn, để cho ra một tấn sản phẩm thì sẽ có bao nhiêu rác thải, trong đó có con số rác thải độc hại và rác thải thông thường. Định kỳ sẽ có kiểm tra, thanh tra, nếu có gian dối sẽ bị phát hiện xử lý ngay.

Thảm họa môi trường sẽ khủng khiếp hơn Formosa nếu 'hồi sinh' mỏ sắt Thạch Khê

Thảm họa môi trường sẽ khủng khiếp hơn Formosa nếu "hồi sinh" mỏ sắt Thạch Khê

Phát triển bền vững -  7 năm

"Tái khởi động dự án mỏ sắt Thạch Khê, nếu để xảy ra sự cố, chắc chắn sẽ khủng khiếp hơn vụ Formosa rất nhiều lần".

Thủ tướng thị sát hệ thống xử lý nước thải tại Formosa Hà Tĩnh

Thủ tướng thị sát hệ thống xử lý nước thải tại Formosa Hà Tĩnh

Tiêu điểm -  7 năm

Sáng 24/7, trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thị sát nhà máy, làm việc với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), doanh nghiệp đã gây ra sự cố ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung cách đây hơn 1 năm.

Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016

Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016

Phát triển bền vững -  7 năm

Tại danh mục các vụ gây ô nhiễm môi trường nổi cộm, sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra được xếp đứng đầu.

Sớm hoàn thành dứt điểm việc bồi thường thiệt hại do sự cố Formosa

Sớm hoàn thành dứt điểm việc bồi thường thiệt hại do sự cố Formosa

Tiêu điểm -  7 năm

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo sớm hoàn thành dứt điểm việc bồi thường thiệt hại cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do Formosa gây ra.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  1 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  2 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  2 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  5 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  20 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  22 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.