Leader talk

Gã khổng lồ xăng dầu Nhật Bản tiết lộ lý do chỉ mua 8% cổ phần Petrolimex

Thiên Hương Thứ năm, 28/12/2017 - 14:22

Khi đề cập đến M&A, các nhà đầu tư thường muốn có trên 50% cổ phần, tức là số cổ phần chi phối. Tuy nhiên, ngay từ đầu JXTG lại không có dự định đàm phán mua cổ phần đa số tại Petrolimex.

Kể từ khi cổ phần hóa năm 2011, Petrolimex có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chính gồm xăng dầu, vận tải, gas và hóa dầu. 

Đặc biệt, năm 2016 đánh dấu một trong những thương vụ đầu tư lớn nhất của quá trình cổ phần hóa Việt Nam với việc tập đoàn JXTG Nippon Oil & Energy bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng để sở hữu 8% cổ phần của Petrolimex.

Sự đồng hành của cổ đông chiến lược JXTG - gã khổng lồ số 1 Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng đã giúp Petrolimex tiếp tục gia tăng thị phần và mở rộng đầu tư.

Hiện Petrolimex có thị phần lớn nhất Việt Nam với tỷ lệ xấp xỉ 50% và hệ thống 2.400 cửa hàng bán lẻ phủ kín 63 tỉnh thành trên cả nước, bao gồm các cửa hàng nằm tại các vị trí đắc địa.

Để biết thêm về tác động của quá trình cổ phần hóa và đặc biệt là mối quan hệ đối tác chiến lược giữa một bên là người nắm giữ 50% thị phần xăng dầu Nhật Bản và một bên là người dẫn đầu ngành công nghiệp này ở Việt Nam, TheLEADER đã có cuộc phỏng vấn với ông Kotaro Sunaga, Tổng giám đốc Tập đoàn JXTG.

Gã khổng lồ xăng dầu Nhật Bản tiết lộ lý do chỉ mua 8% cổ phần Petrolimex
Ông Kotaro Sunaga

Ông có thể cho biết tại sao JXTG Holdings Inc lại chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam nói chung và chọn Petrolimex làm đối tác chiến lược của công ty tại Việt Nam?

Ông Kotaro Sunaga: Mục tiêu của ngành kinh doanh dầu về cơ bản là phải khẳng định vị thế tại thị trường trong nước. Vì vậy, Petrolimex có vị thế tương tự chúng tôi trong thị trường nội địa. JXTG ở Nhật Bản đang là đơn vị chiếm 50% thị phần xăng dầu. Thông qua quá trình cổ phần hóa, Petrolimex và JXTG đã có một sự hợp tác chặt chẽ và chúng tôi chia sẻ cùng quan điểm và tầm nhìn cho sự phát triển chung trong tương lai.

Bên cạnh đó, đích đến không chỉ của JXTG mà còn của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện tại chính là thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng, nơi mà nhu cầu năng lượng đang tăng lên để đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế. Trong khu vực này, Việt Nam lại là điểm đến hấp dẫn nhất. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đầu tư vào Việt Nam và Petrolimex.

Ông có thể lý giải về con số 8% cổ phần mà JXTG quyết định mua ở Petrolimex?

Ông Kotaro Sunaga: Trong kinh doanh, chúng ta cần đảm bảo lợi nhuận. 8% là con số mà chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ từ các các điều kiện và yêu cầu trong quá trình đàm phán giữa JXTG và Petrolimex cũng như Chính phủ Việt Nam. 

Chúng tôi hướng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài, vì vậy tôi nghĩ rằng tỷ lệ phần trăm lớn không hẳn là điều cần thiết mà chúng tôi phải theo đuổi.

Có ý kiến cho rằng Chính phủ Việt Nam cần có hướng dẫn rõ ràng và chi tiết hơn về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình cổ phần hóa, đặc biệt là một số quy định liên quan đến cổ phần chi phối. Ông nghĩ gì về nhận định này và JXTG có gặp bất kỳ khó khăn nào khi tham gia vào quá trình này hay không?

Ông Kotaro Sunaga: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định trên bởi chúng tôi đã trở thành đối tác chiến lược trước khi Petrolimex tiến hành niêm yết. Vì vậy, vào thời điểm đó, chúng tôi chủ yếu thương lượng với Chính phủ Việt Nam. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh minh bạch hóa thông tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Khi đề cập đến M&A, các nhà đầu tư thường muốn có trên 50% cổ phần, tức là số cổ phần chi phối. Tuy nhiên, triết lý của chúng tôi là thị trường cần được kiểm soát bởi người dân hoặc doanh nghiệp của chính quốc gia đó. 

Do vậy, chúng tôi không có dự định đàm phán mua cổ phần đa số bởi chúng tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác là cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, ngay cả khi Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 50% cổ phần doanh nghiệp, chúng tôi không có kế hoạch này.

Với những nét tương đồng trong lĩnh vực kinh doanh và kinh nghiệm hơn 120 năm hình thành và phát triển, JXTG đã có những động thái nào để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này thưa ông?

Ông Kotaro Sunaga: Mối quan hệ hợp tác với Petrolimex đã giúp JXTG bước chân vào thị trường cung ứng xăng dầu đầy tiềm năng của Việt Nam. Với tư cách là một đối tác chiến lược của Petrolimex, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống kinh doanh xăng dầu theo chuẩn mực quốc tế. 

Chúng tôi cũng sẵn lòng hợp tác phát triển cùng các lĩnh vực kinh doanh năng lượng mới ngoài kinh doanh xăng dầu, và gia tăng giá trị doanh nghiệp cho và cung cấp công nghệ và bí quyết từ phía Nhật Bản cho Petrolimex.

Ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư Việt Nam nói chung và tiềm năng phát triển của Petrolimex nói riêng? Ông có khuyến nghị nào nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty dầu khí Việt Nam trong tương lai?

Ông Kotaro Sunaga: Hiện nay, thị trường Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng và còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Rõ ràng họ (Petrolimex) cần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ cần phải tăng số lượng trạm xăng và đáp ứng nhu cầu cho số lượng những phương tiện giao thông vận tải trong cả nước. Họ cũng cần phải bảo đảm được nguồn vốn tốt để thực hiện đầu tư. Do đó, việc cổ phần hóa và niêm yết là cơ hội rất tốt để họ huy động được nguồn tài chính dồi dào.

Chúng tôi (Petrolimex và JXTG) cũng đã có những cuộc đối thoại để bàn luận về kế hoạch phát triển trong tương lai. Với vị thế là một trong năm tập đoàn lớn nhất Việt Nam, chúng tôi sẽ hỗ trợ Petrolimex cải thiện hoạt động của mình để họ củng cố vị thế tại thị trường nội địa và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Petrolimex muốn mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

Petrolimex muốn mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

Doanh nghiệp -  7 năm
Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BRS), đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 7/11
Petrolimex muốn mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

Petrolimex muốn mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

Doanh nghiệp -  7 năm
Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BRS), đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 7/11
Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới

Leader talk -  18 giờ

Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.

Quan hệ báo chí và doanh nghiệp: Có tiền được làm phiền thiên hạ?

Quan hệ báo chí và doanh nghiệp: Có tiền được làm phiền thiên hạ?

Leader talk -  22 giờ

Mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm và phức tạp, liệu có cơ hội để trở thành những người bạn, đối tác bền vững?

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên

Leader talk -  1 ngày

Tròn một thế kỷ qua, báo chí cách mạng nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng, mạnh mẽ, vững chắc trở thành một bộ phận quan trọng, xung kích trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.

CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số

CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số

Leader talk -  1 ngày

So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.

Báo chí cách mạng Việt Nam: 'Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin'

Báo chí cách mạng Việt Nam: 'Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin'

Leader talk -  1 ngày

Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

Bất động sản -  17 giờ

Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp -  17 giờ

Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.

Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho báo chí cách mạng trong kỷ nguyên mới

Leader talk -  18 giờ

Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.

“Mở khoá” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ, Vinamilk tạo tiếng vang trên sân chơi toàn cầu

“Mở khoá” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ, Vinamilk tạo tiếng vang trên sân chơi toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Phần trình bày của Vinamilk được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Báo chí cách mạng Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Tiêu điểm -  19 giờ

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.

Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết

Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết

Doanh nghiệp -  21 giờ

Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.

Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế

Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế

Tài chính -  21 giờ

Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.

Đọc nhiều