Giá Bitcoin hôm nay 9/6: Biến động nhỏ liệu có thể tạo ra bước nhảy lớn?
Sau khi hụt chân tại 7.550 USD, giá Bitcoin đã quay trở lại và tăng trưởng nhẹ.
Sau khi duy trì mức 7.600 USD, giá Bitcoin đã bất ngờ sụt giảm mạnh.
Theo cập nhật mới nhất từ Coinmarketcap, giá Bitcoin hôm nay bất ngờ suy yếu mạnh với tốc độ 4,16%. Đồng tiền này hiện đang được giao dịch với 7.350 USD, chạm đáy 1 tuần qua.
Tốc độ suy giảm trên đẩy vốn hóa thị trường của Bitcoin về ngưỡng 125,6 tỷ USD nhưng thị phần trong thế giới tiền ảo lại gia tăng, đạt 38,4%.
Giá trị trao đổi trong ngày không có sự cải thiện và phục hồi mà ngược lại, liên tục ‘đi lùi’ khi chỉ có khoảng 4 tỷ USD được giao dịch 24 giờ qua.
Không chỉ có Bitcoin, cả thế giới tiền kỹ thuật số hôm nay ngập trong sắc đỏ với tốc độ suy giảm chủ yếu dưới 10%.
Hai phiên bản phân tách của Bitcoin là Bitcoin Cash và Bitcoin Gold không nằm ngoài xu hướng chung, giảm giá trị lần lượt 7,4% và 4,8%, giữ nguyên vị trí thứ 4 và 29 trên bảng xếp hạng theo vốn hóa.
Ethereum sau khi đạt 600 USD đã rơi đáy tuần do suy yếu 4,4% giá trị. Đồng tiền này hiện dừng ở mức giá 580 USD với vốn hóa thị trường đạt 58 tỷ USD.
Ripple sau một tuần biến động đã quay về điểm xuất phát với mức giá 0,64 USD, giảm 4,8% so với 24 giờ trước đó.
Theo phân tích của Forbes, phạm vi giao dịch của Bitcoin đang ngày càng thu hẹp lại. Kể từ tháng 2 tới nay, giá Bitcoin dao động cao nhất ở mức 11.784 USD và thấp nhất là 5.922 USD. Thời gian gần đây, mức dao động này thậm chí còn thu hẹp hơn, từ 6.513 USD tới 9.795 USD.
Cùng với đó, khối lượng giao dịch không có dấu hiệu sẽ bùng nổ trở lại, tạo thành rào cản ngăn Bitcoin phi mã.
Sau khi hụt chân tại 7.550 USD, giá Bitcoin đã quay trở lại và tăng trưởng nhẹ.
Những giờ qua, giá Bitcoin liên tục di chuyển và diễn biến quanh trục 7.700 USD.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...