Quốc tế
Giá đất hiếm Trung Quốc đạt đỉnh giữa chiến tranh thương mại
Đất hiếm tại Trung Quốc đã tăng giá lên mức cao nhất trong nhiều năm và dự báo sẽ còn tiếp tục dâng cao trong thời gian tới.
Theo dữ liệu từ Asian Metal, giá dysprosium – một loại đất hiếm dùng cho nam châm, đèn cao áp và thanh điều khiển hạt nhân ở mức 293 USD/kg, đạt đỉnh kể từ tháng 6/2015, Reuters dẫn số liệu.
So với ngày 20/5, thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm nhà máy chế biến đất hiếm, giá dysprosium đã tăng 14%.
Đất hiếm neodymium, loại vật liệu quan trọng trong sản xuất nam châm dùng trong động cơ, có mức giá 63,25 USD/kg, đạt đỉnh kể từ tháng 7 năm ngoái.
Chỉ trong vòng hơn nửa tháng kể từ ngày 20/5, giá đất hiếm này đã tăng 30%.
Adolinium oxide, loại đất hiếm được dùng trong các thiết bị chẩn đoán hình ảnh y khoa và pin nhiên liệu, có giá tăng 12,6% kể từ hôm 20/5 và hiện đạt khoảng 27,8 USD/kg, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Reuters dẫn nhận định nhà phân tích cho biết giá đất hiếm của Trung Quốc đã bắt đầu biến động ngay sau khi nước này tuyên bố cấm nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar.
Mặc dù vậy, mức giá ngày càng gia tăng mạnh mẽ sau khi có những tín hiệu về việc Bắc Kinh có thể sử dụng loại khoáng sản này để trả đũa Mỹ trong chiến tranh thương mại.
Nhà phân tích Helen Lau của Argonaut Securities nhận định nếu Trung Quốc thật sự sử dụng đất hiếm làm vũ khí, Mỹ sẽ không có đủ nguồn cung bởi quốc gia này cần một khoảng thời gian nhất định cho việc xây dựng năng lực chế biến đất hiếm hiện mới chỉ dừng ở con số 0, Reuters dẫn lời.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề nghị được cấp thêm ngân sách nhằm tăng cường hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc
Đất hiếm là nhóm gồm 17 khoáng sản khác nhau, được sử dụng với hàm lượng thấp nhưng không thể thiếu trong nhiều sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh (smartphone), động cơ xe hơi chạy điện, động cơ máy bay phản lực hay thiết bị vệ tinh.
Đây là một vũ khí không mấy ai biết mà Bắc Kinh có thể sử dụng để đối đầu với Washington.
Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất đất hiếm, sở hữu tới 37% dự trữ đất hiếm và chiếm khoảng 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Đây là nguồn cung cấp khoảng 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, nước này nhập khẩu 160 triệu USD đất hiếm năm ngoái, tăng 17% so với 2017.
Không chỉ Mỹ, ngay cả châu Âu cũng cần phải để mắt đến đất hiếm do tình thế gần như độc quyền của Trung Quốc, CNBC dẫn nhận định chuyên gia.
Mặc dù không thực sự hiếm, nhóm khoáng sản này được sản xuất với số lượng khá khan hiếm và phát triển nổi bật trong những năm gần đây nhờ vào việc ứng dụng trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, sản xuất quốc phòng hay xe điện.
Mối quan tâm dài hạn của các nhà sản xuất châu Âu sẽ làm nhu cầu đất hiếm ngày càng gia tăng trong bối cảnh ngành ô tô chuyển từ động cơ đốt trong sang động cơ điện.
Trong đó, rất nhiều động cơ điện sẽ phải phụ thuộc vào nam châm điện có cường độ cao có thành phần đất hiếm.
CNBC dẫn nhận định cho rằng nhu cầu sản xuất hàng triệu xe mỗi năm sẽ thay đổi cuộc chơi khi nhu cầu vật liệu gia tăng.
NBC News đánh giá đất hiếm giờ đây đang trở thành con bài mặc cả trong căng thẳng thương mại ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tầm quan trọng của đất hiếm của Bắc Kinh với Washington là một trong nhiều ví dụ về sự đan xen ngành công nghiệp công nghệ của hai quốc gia trong những năm qua và cho thấy lý do vì sao các chuyên gia lo ngại về tác động lâu dài của sự phân tách kinh tế.
Mỹ hành động trước khả năng trả đũa bằng đất hiếm của Trung Quốc
Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và Trung Quốc.
Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại bất ngờ trở nên khốc liệt
Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi nỗ lực đàm phán nhiều tháng qua đã bị thổi bay khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, đưa xung đột thương mại Mỹ - Trung trở lại chiến trường “vang tiếng súng”.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.