Quốc tế
Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại bất ngờ trở nên khốc liệt
Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi nỗ lực đàm phán nhiều tháng qua đã bị thổi bay khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, đưa xung đột thương mại Mỹ - Trung trở lại chiến trường “vang tiếng súng”.

Tối 13/5, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố đáp trả thuế quan đối với 60 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Mỹ, trả đũa động thái gia tăng trước đó của Washington.
Theo đó, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ đánh thuế bổ sung lên tới 25% đối với hơn 5.000 sản phẩm đến từ Mỹ, CNBC dẫn tin.
Nhiều mặt hàng trong danh sách xuất hiện trong danh sách bị Trung Quốc áp thuế quan trả đũa Mỹ vào năm ngoái với thuế suất 10% hoặc 5%. Trong đợt đánh thuế này, thuế trả đũa sẽ nâng lên từ mức cũ đối với những mặt hàng đã bị áp thuế từ năm ngoái.
Bên cạnh những mặt hàng bị áp thuế 25%, những sản phẩm khác sẽ bị đánh thuế bổ sung ở mức 20%, 10% hoặc 5%.
Mức thuế quan mới này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6 tới, nhắm vào các mặt hàng nông sản của Mỹ.
Đáp trả lại động thái này của Bắc Kinh, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố danh sách 300 tỉ USD hàng Trung Quốc có thể bị áp thuế nhập khẩu 25%, có khả năng bắt đầu từ ngày 24-6.
Theo Reuters, danh sách này gồm 3.805 loại hàng hóa có thể chịu mức thuế quan lên đến 25%, trong đó bao gồm điện thoại di động và máy tính xách tay.
USTR cũng tuyên bố sẽ tổ chức điều trần công khai về danh sách trên vào ngày 17/6, đồng nghĩa thời hạn sớm nhất để đợt tăng thuế nhập khẩu mới có hiệu lực sẽ là 24/6.
Thị trường thế giới đỏ lửa sau những diễn biến đầy bất trắc của căng thẳng thương mại.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm khoảng 0,7% trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 1%.
Ngày 13/5, chỉ số Dow Jones giảm 480 điểm ngay sau hồi chuông mở cửa, tương đương mức giảm 1,85%. Chỉ số S&P 500 giảm 1,7% trong khi chỉ số Nasdaq, bao gồm đa phần các công ty công nghệ vốn thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, giảm sâu 2,4%.
Cổ phiếu Apple giảm 5% do Trung Quốc là nơi lắp ráp sản phẩm iPhone. Cổ phiếu Facebook và Amazon cũng bị bán ra và giảm mạnh.
Trên trang Twitter cá nhân, người đứng đầu Nhà Trắng liên tục nhắc đến cuộc chiến thương mại với Mỹ, khẳng định sự thắng lợi của nước Mỹ.
“Không có lý do gì mà người tiêu dùng Mỹ phải trả thuế quan. Điều này đã được chứng minh gần đây khi chỉ có 4% được trả bởi Mỹ, 21% bởi Trung Quốc vì Bắc Kinh trợ cấp sản phẩm với mức độ lớn”.
“Ngoài ra, có thể tránh được thuế quan nếu mua sản phẩm từ quốc gia không bị đánh thuế hoặc mua sản phẩm ngay trong nước Mỹ (ý tưởng tốt nhất). Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á”, ông dự đoán.
“Sẽ không còn ai ở Trung Quốc để có thể làm ăn cùng. Rất tệ cho Trung Quốc, rất tốt cho nước Mỹ!”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh.
Đầu tuần trước, ông Trump đe dọa sẽ gia tăng thuế quan đối với 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức 25% từ mức 10% trước đó.
Theo kế hoạch, mức thuế này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ thứ Sáu tuần trước và diễn biến đúng như những gì ông Trump đưa ra.
Theo người đứng đầu Nhà Trắng, lý do ông nâng thuế đối với hàng Trung Quốc là do Bắc Kinh đã phá thỏa thuận khi rút lại những cam kết được đưa ra trước đó trên bàn đàm phán.
Động thái mới từ phía Mỹ khiến đàm phán thương mại bế tắc ngay ở những nút cuối cùng khi Washington yêu cầu Bắc Kinh cam kết có những thay đổi cụ thể về luật, còn Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận gây tổn hạn cho lợi ích của mình.
Thông tin từ Bloomberg cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông nhà nước Trung Quốc sau khi kết thúc hai ngày đàm phán ở Washington hôm thứ Sáu, Phó thủ tướng Lưu Hạc đã đưa ra ba điệu kiện cụ thể của Trung Quốc.
Theo đó, để đạt được thỏa thuận thương mại, Mỹ phải dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan bổ sung áp lên hàng hóa Trung Quốc, đặt ra mục tiêu cho việc Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ phù hợp với nhu cầu thực tế và đảm bảo rằng nội dung của thỏa thuận là "cân bằng".
Trong khi Trung Quốc muốn dỡ toàn bộ thuế quan bổ sung mà hai nước đã áp lên hàng hóa của nhau từ năm ngoái như một điều kiện để đi đến thỏa thuận, Mỹ lại muốn duy trì một số thuế quan để làm cơ chế chủ chốt đảm bảo thỏa thuận được thực thi.
Bí mật đằng sau việc Mỹ tăng thuế hàng Trung Quốc
Chiến tranh thương mại: Cơ hội hiếm có nhưng khó nuốt với Việt Nam
Giữa bối cảnh chiến tranh thương mại vẫn còn bế tắc, Việt Nam tiếp tục nổi lên là thị trường đạt được nhiều lợi ích nhưng đó không phải là món quà “từ trên trời rơi xuống”.
10% ‘khó nhằn’ trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Cơ chế thực thi và đảm bảo thực thi cũng như dỡ bỏ thuế quan đã gia tăng là những vấn đề ít ỏi sót lại nhưng đầy khó khăn ngăn cản thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.