Quốc tế
Mỹ hành động trước khả năng trả đũa bằng đất hiếm của Trung Quốc
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang lan sang nhiều lĩnh vực khác.

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã đề nghị được cấp thêm ngân sách nhằm tăng cường hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Reuters đưa tin.
Động thái này xuất hiện giữa bối cảnh Bắc Kinh đe dọa dùng sự thống lĩnh thị trường đất hiếm để trả đũa Washington trong chiến tranh thương mại.
Bloomberg trước đó nhận định về tín hiệu này thông qua loạt bài truyền thông của Trung Quốc cũng như việc giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đất hiếm tại đây tăng mạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với Phó thủ tướng Lưu Hạc, người đứng đầu đàm phán thương mại của Trung Quốc đã tới thăm một nhà máy chế biến đất hiếm, dấy lên nhận định rằng đất hiếm sẽ trở thành một vũ khí để Trung Quốc trả đũa Mỹ.
Đất hiếm là nhóm gồm 17 khoáng sản khác nhau, được sử dụng với hàm lượng thấp nhưng không thể thiếu trong nhiều sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh (smartphone), động cơ xe hơi chạy điện, động cơ máy bay phản lực hay thiết bị vệ tinh.
Đây là một vũ khí không mấy ai biết mà Bắc Kinh có thể sử dụng để đối đầu với Washington.
Trung Quốc hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất đất hiếm, sở hữu tới 37% dự trữ đất hiếm và chiếm khoảng 95 sản lượng đất hiếm toàn cầu. Đây là nguồn cung cấp khoảng 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, nước này nhập khẩu 160 triệu USD đất hiếm năm ngoái, tăng 17% so với 2017, Reuters dẫn số liệu.
Theo dữ liệu từ một báo cáo của Quốc hội Mỹ năm 2016, Mỹ chiếm khoảng 9% nhu cầu tiêu thụ đất hiếm trên toàn cầu và trong đó, Bộ Quốc phòng chiếm khoảng 1%.
Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Mỹ như Raytheon, Lockheed Martin hay BAE Systems đều dùng đất hiếm trong hệ thống hướng dẫn và cảm biến của sản phẩm tên lửa.
Mountain Pass tại California là mỏ đất hiếm duy nhất hoạt động ở Mỹ với mức độ khai thác khoảng 3.000 - 4.000 tấn đất hiếm mỗi tháng. Tuy nhiên, toàn bộ đều phải xuất khẩu sang Trung Quốc để chế biến trước khi nhập khẩu trở lại.
Năm 2010, Nhật Bản từng cáo buộc Trung Quốc cắt cung cấp đất hiếm vì lý do chính trị. Mặc dù bị Bắc Kinh bác bỏ, cáo buộc này cũng đủ khiến giá đất hiếm trên thị trường toàn cầu tăng vọt và cả thế giới như “giật mình” trước rủi ro về sự phụ thuộc vào một nguồn cung.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần đây ngày càng gay gắt sau nhiều tháng im ắng, đặc biệt khi những căng thẳng đang được kéo sang những lĩnh vực khác như công nghệ.
Mới nhất, Bộ Thương mại Mỹ thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm đệm lò xo nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức 1,731%.
Ngoài ra, sản phẩm thùng đựng bia bằng thép không gỉ của Trung Quốc cũng bị áp thuế chống bán phá 79,7%.
Mỹ tung gói hỗ trợ nông dân giữa chiến tranh thương mại
Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại bất ngờ trở nên khốc liệt
Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi nỗ lực đàm phán nhiều tháng qua đã bị thổi bay khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, đưa xung đột thương mại Mỹ - Trung trở lại chiến trường “vang tiếng súng”.
Giai đoạn quyết định của đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Sự thành bại của đàm phán thương mại lần này sẽ là dấu ấn quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.