Giá trị vô hình của nông sản nhìn từ vịt cỏ Vân Đình
Phạm Sơn
Thứ ba, 25/04/2023 - 15:23
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, tận dụng những “giá trị vô hình” về văn hóa, bản sắc, dấu ấn địa phương, truyền thống lịch sử… là cách để tạo ra trải nghiệm cho người tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị nông sản.
Được mệnh danh là vùng đất trăm nghề, Thủ đô Hà Nội, với bản sắc truyền thống, văn hóa, lịch sử lâu đời, quy tụ nhiều làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Hiện nay, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng hợp tác xã với gần 1.400 hợp tác xã còn đang hoạt động. Cùng với chương trình nông thôn mới, các hợp tác xã, làng nghề truyền thống đang từng bước phát triển, không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn gắn kết cộng đồng và góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống dân tộc.
Đánh giá cao những kết quả tích cực trong chương trình nông thôn mới tại Hà Nội, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thủ đô vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển nông nghiệp, cần có sự thay đổi về mặt nhận thức, tư duy để tận dụng.
Đó là những tiềm năng dựa trên “giá trị vô hình”, là những thứ “bán đi nhưng vẫn còn lại mãi”, bao gồm giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử, bản sắc dân tộc, dấu ấn riêng của từng địa phương…
“Hà Nội có rất nhiều giá trị vô hình”, Bộ trưởng khẳng định tại hội nghị sơ kết Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội.
Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, những giá trị kinh tế của nông sản địa phương có thể chia thành 4 bậc thang, hình dung từ đặc sản vịt cỏ Vân Đình.
Nấc thâng đầu tiên, nếu chỉ nuôi vịt rồi bán thông thường, gọi là bán thô, chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng, sản phẩm vịt cỏ Vân Đình không khác gì so với vịt ở những vùng miền, địa phương khác.
Nấc thang thứ 2 là tạo ra được những sản phẩm là chế biến các món ăn từ con vịt cỏ Vân Đình. Theo Bộ trưởng, đa phần người sản xuất tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang ở nấc thang này.
Nấc thang thứ 3, vịt cỏ Vân Đình sau quá trình chế biến, làm thương hiệu, làm chứng nhận OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), sẽ được phân phối qua các hệ thống bán lẻ như siêu thị, chuỗi cửa hàng, sàn thương mại điện tử… Nấc thang này gọi là bán sản phẩm thông qua dịch vụ.
Nấc thang thứ 4 là bán sự trải nghiệm để đem lại giá trị cao. Bộ trưởng Hoan gợi mở, so sánh một người du khách mua sản phẩm vịt cỏ Vân Đình mang về ăn với việc đến tận vùng nuôi vịt để trải nghiệm, chế biến và ngồi ăn trên những cánh đồng. Những trải nghiệm có một không hai ấy chính là nét đột phá, tạo ra giá trị vượt bậc cho sản phẩm, vượt xa 3 nấc thang ban đầu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, Hà Nội có rất nhiều lợi thế để xây dựng giá trị sản phẩm qua nền kinh tế trải nghiệm. Đó là bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng, là thị trường gần 10 triệu người tiêu dùng, chưa kể du khách nước ngoài. Với điều kiện đó, các nhà sản xuất cần biết cách tạo ra dấu ấn riêng cho sản phẩm, tránh trường hợp những sản phẩm tương đồng với nhau, khách hàng mua cái nào cũng được.
Ai biết kể câu chuyện giàu cảm xúc, biết làm truyền thông thì người đó thắng!
Bộ trưởng Lê Minh Hoan
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
“Ai biết kể câu chuyện giàu cảm xúc, biết làm truyền thông thì người đó thắng”, ông Hoan nhấn mạnh.
Nâng cao giá trị cho nông sản sẽ là cách để ngành nông nghiệp đóng góp tích cực hơn vào kinh tế Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng gợi ý, có thể tính đến việc xây dựng những cụm liên kết nông nghiệp – công nghiệp, kết nối đầu vào – đầu ra, xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển bất động sản nhà ở kết hợp sản xuất nông nghiệp để nghỉ dưỡng và cung ứng thực phẩm sạch quy mô gia đình.
Con đường để những địa phương có thế mạnh về du lịch biển như Khánh Hoà, Ninh Thuận phát triển thêm du lịch nông thôn như một hướng đi mới để tăng sức hút với du khách và xây dựng nông thôn mới, còn ghập ghềnh khó đi.
Du lịch nông nghiệp (bao gồm cả nông thôn) lâu nay chưa có trong chương trình giảng dạy của các trường đại học, thậm chí không có cả chuyên đề lẫn ngoại khóa. Sau đại dịch Covid - 19, du lịch nông nghiệp được quan tâm, trở thành xu thế tất yếu toàn cầu.
Đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn, ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2023 với nhiều thời cơ, vận hội mới.
Với những nỗ lực kết nối và hỗ trợ người nông dân bền bỉ hơn một thập kỷ qua, Nestlé Việt Nam với chương trình NESCAFÉ Plan đã ghi dấu ấn là một trong những doanh nghiệp đi đầu về nông nghiệp tái sinh, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam đi tới sự bền vững.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.