Phát triển bền vững
NESCAFÉ Plan - tiên phong và bền bỉ với nông nghiệp tái sinh
Với những nỗ lực kết nối và hỗ trợ người nông dân bền bỉ hơn một thập kỷ qua, Nestlé Việt Nam với chương trình NESCAFÉ Plan đã ghi dấu ấn là một trong những doanh nghiệp đi đầu về nông nghiệp tái sinh, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam đi tới sự bền vững.
>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".
Đất, vườn ‘níu chân’
Cách đây 7 năm, Y Hưng Bya được nhận 1,7ha đất trồng cây cà phê từ người bố Y Tý Bya tại buôn Pu Hue, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak. Chàng trai 26 tuổi khi đó đã quyết định bỏ việc tại một công ty Thái Lan hoạt động ở Israel, quay trở về Việt Nam trồng cà phê cùng gia đình.
Với nhiều người, quyết định này có vẻ hơi “ngược đời” và mạo hiểm, khi nông nghiệp thường không phải là lựa chọn hấp dẫn với các bạn trẻ, và làm nông nghiệp thường bấp bênh hơn nhiều công việc khác khi mức độ phụ thuộc vào thiên nhiên lớn.
Tuy vậy, với Y Hưng Bya nói riêng và người nông dân tại Dak Lak nói chung, lựa chọn trở về và lao động trên chính mảnh đất quê hương lại rất hợp tình, hợp lý, khi vườn cà phê tại đây hiện có thể cho thu nhập lên đến hơn 165 triệu đồng/ha, và lợi nhuận trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha.
Không chỉ thế, với rất nhiều người dân tộc Ê-đê tại đây, gần cả cuộc đời họ đã gắn liền với cây cà phê. Vườn cà phê không chỉ là “chủ lực kinh tế” trong gia đình, mà còn là người bạn tâm tình, tâm giao, đi cùng niềm vui nỗi buồn bao năm tháng.
Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam nói chung, và những người nông dân nói riêng, phải đối mặt với những vấn đề gây ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng hạt cà phê, như tình trạng diện tích cà phê già cỗi ngày càng gia tăng tại các tỉnh Tây Nguyên từ những năm 2010, tác động ngày càng lớn hơn từ biến đổi khí hậu, cùng thói quen canh tác lạc hậu của không ít hộ nông dân.
Dù có bao khó khăn, tình yêu và niềm tự hào với hạt cà phê Việt Nam vẫn luôn còn đó, giữ chân nhiều người nông dân trên vườn cà phê.
Với sự hỗ trợ từ chương trình NESCAFÉ Plan Việt Nam, sự bền bỉ của những người nông dân chân chất ấy đã đem lại “trái ngọt”. Thu nhập của những hộ trồng cà phê tham gia dự án đã tăng 30 – 100% so với trước, một con số khiến người nông dân cũng bất ngờ với thành quả của mình.
Y Hưng Bya cho biết dù không phải là hộ tham gia sớm vào chương trình, nhưng trong niên vụ 2021 – 2022, vườn cà phê của anh đã đem về cho gia đình hơn 280 triệu đồng.
Nhưng điều đáng trân trọng hơn cả con số ấy là vườn cà phê đã tiết kiệm được tới 40% lượng nước, không sử dụng thuốc trừ sâu hay diệt cỏ, và đặc biệt, giảm được lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Đây là những điều mà bất kỳ người nông dân “bám đất”, bám rừng” nào cũng luôn mong chờ - khi vừa có thể đảm bảo thu nhập cho bản thân, vừa đảm bảo sự sống cho đất, cho thiên nhiên, từ đó có một sinh kế bền vững hơn.
Thấu hiểu những điều đó và mong muốn giúp đỡ người nông dân, Nestlé Việt Nam đã và đang ngày càng nỗ lực biến khái niệm nông nghiệp tái sinh thành các hành động và kết quả thực tiễn, giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.
Nông nghiệp tái sinh nhằm mục đích bảo tồn và khôi phục đất nông nghiệp, hệ sinh thái và các tài nguyên quan trọng của nó bao gồm đất, đa dạng sinh học và nước, từ đó mang lại lợi ích cho nông dân, môi trường và xã hội nói chung.
Những lợi ích này bao gồm thu giữ carbon trong đất và sinh khối thực vật; cải thiện sức khỏe và độ phì nhiêu của đất; giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp và giảm phát thải ròng khí nhà kính.
Nông nghiệp tái sinh cũng nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của nông dân vào các yếu tố đầu vào của nông nghiệp, cải thiện khả năng chống chịu của đất nông nghiệp đối với biến đổi khí hậu, và mang lại lợi ích cho sinh kế của người dân.
Người nông dân là trung tâm
Một trong những điều đặc biệt của dự án NESCAFÉ Plan là lấy nông dân làm trung tâm của mọi hoạt động. Theo đó, các hộ nông dân vẫn được canh tác trên mảnh đất của mình với những hỗ trợ tốt nhất, được hướng dẫn và tự lựa chọn các loài, giống phù hợp với địa điểm, điều kiện thổ nhưỡng, để có thể cải thiện năng suất và lợi nhuận.
Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng bộ phận Hỗ trợ nông nghiệp Nestlé Việt Nam, cho biết: “Quan trọng nhất trong mô hình này là đưa người nông dân trở thành trung tâm của mô hình, là những người quản lý các nguồn lực, và đưa ra quyết định về các hoạt động phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của chính mình”.
Người nông dân cũng được xác định là đối tượng hưởng lợi chính trong dự án, nhận hỗ trợ từ giống, đến kiến thức nuôi trồng, chăm sóc, không phân biệt đang bán sản phẩm cho bên nào. Điều này có nghĩa rằng các hộ gia đình tham gia dự án hoàn toàn có thể lựa chọn bên thu mua đưa ra mức giá có lợi nhất.
Không chỉ thúc đẩy lối canh tác tôn trọng tự nhiên, nông nghiệp tái sinh còn khuyến khích quá trình luân canh, xen canh cây trồng, luân chuyển theo mùa nhằm làm giàu đất, ngăn ngừa dịch bệnh, và sự bùng phát của sâu bệnh.
Nhờ việc quản lý các loại thuốc trừ sâu, phân bón độc hại, cũng như chất thải, người nông dân được bảo vệ khỏi các mầm bệnh, chất độc và các chất ô nhiễm nguy hại khác.
Bên cạnh đó, việc quản lý canh tác cẩn thận giúp các vườn cà phê tiết kiệm chi phí, trong khi vẫn có thể gia tăng hiệu suất, giúp người nông dân nhận được giá trị xứng đáng hơn với những công sức và nỗ lực đã bỏ ra.
Tại Daklak, không chỉ gia đình Y Hưng Bya, mà rất nhiều hộ nông dân khác đã ổn định hơn thu nhập khi trồng xen canh cà phê với hồ tiêu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một loại cây, từ đó tránh bị ảnh hưởng lớn khi giá nông sản trên thị trường biến động mạnh.
Khó nhất là niềm tin
Là những người đầu tiên trong dự án, ông Ngọc nhớ lại những ngày đầu không ít vất vả. “Năm 2013, dự án vấp phải nhiều khó khăn, thậm chí có nguy cơ phải dừng lại”, ông tâm sự.
Nhưng với quyết tâm, tình yêu nông nghiệp và tâm niệm nhất định phải đưa dự án đi tiếp, những người đứng đầu khi ấy đã liên tục họp bàn tìm kiếm giải pháp, từ việc đưa sáng kiến lên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tới tìm kiếm sự hỗ trợ và kết hợp với các bên khác, thậm chí sẵn sàng “bắt tay” với đối thủ cạnh tranh.
“Khó khăn lớn nhất là có được lòng tin của nông dân”, ông Ngọc chia sẻ. “Để thuyết phục người nông dân thay đổi thói quen canh tác truyền thống vốn đã ăn sâu vào ý thức, sang phương thức mới theo nông nghiệp tái sinh, là điều không hề dễ dàng”.
Không chỉ thế, một số dự án thực hiện trước đây – chủ yếu là các dự án tài trợ, thời gian thực hiện ngắn, khi hết vốn sẽ dừng hỗ trợ - khiến sự nghi ngờ, nghi hoặc của người dân đối với dự án càng lớn hơn, kéo theo thành trì niềm tin của người dân càng khó tiếp cận.
Ông David Rennie, Phó chủ tịch điều hành, Giám đốc các thương hiệu cà phê của Tập đoàn Nestlé, cho biết thêm, dù là tập đoàn quốc tế với nhiều nguồn lực, dù là chuyên gia trong ngành cà phê, việc thay đổi ngành công nghiệp lớn với sự tham gia của hàng trăm ngàn nông dân vốn đi “lối mòn” trong canh tác không hề dễ dàng, là thành trì vững chãi cần rất nhiều nỗ lực và sự tham gia của các bên.
Nhưng những trái ngọt đã dần hiện hữu, dự án cũng được duy trì trong khoảng thời gian dài và vẫn đang tiếp tục, đưa NESCAFÉ Plan trở thành chương trình tiên phong đáng chú ý trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp tái sinh, nhờ sự bền bỉ và tận tâm trong hỗ trợ người dân.
Trước hết, Nestlé hợp tác với các cơ quan liên quan, từ chính phủ tới địa phương, khẳng định cam kết đưa ra một chương trình dài hạn, bền vững cho người nông dân để có thể xây dựng niềm tin bước đầu.
Ông Ngọc cho biết để thiết kế và cho ra đời một chương trình thích hợp với ngành cà phê và người nông dân Việt Nam, những người lãnh đạo lúc ấy chọn cách làm việc trực tiếp với người nông dân, chính quyền địa phương và các đối tác trong chuỗi cà phê để thực sự hiểu nhu cầu, mong muốn của các bên liên quan.
Cùng với đó, không chỉ gây dựng và nuôi dưỡng niềm tin với những người chủ hiện hữu, chương trình còn phải giải quyết bài toán niềm tin với thế hệ trẻ - những người sẽ tiếp quản vườn trồng của gia đình, thuyết phục họ tiếp tục với nông nghiệp giữa bối cảnh không ít sự hấp dẫn từ bên ngoài.
Nestlé cho rằng thu nhập ổn định từ nông nghiệp chính là chìa khóa để nhiều nông dân gắn bó với đất, gia tăng sản lượng trồng cà phê.
Theo đó, Nestlé đã giúp đỡ tài chính cho các hộ dân cam kết tham gia chương trình, giúp họ vượt qua khó khăn trong những năm đầu chuyển đổi việc canh tác.
Ông Ngọc cho biết thay vì phát cây giống miễn phí như một số chương trình, Nestlé lựa chọn phương án hỗ trợ một phần giá cây giống nhằm gia tăng trách nhiệm cho người nhận, tránh tình trạng cây giống nhận về bị bỏ phí.
Điều đáng chú ý là các cây giống này được sinh ra nhờ công nghệ nuôi cấy mô, đồng nhất về chất lượng, phù hợp cho việc canh tác trên diện rộng. Cùng với đó, các cây con thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu đang ngày càng hạn hán hơn tại vùng đất Tây Nguyên, và mang lại thành phẩm có giá trị cao hơn.
Kết quả này nằm trong sự hợp tác giữa Nestlé Việt Nam và Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) trong hơn một thập kỷ qua, với mục tiêu mang đến nguồn cây giống chất lượng cao, giá thành hợp lý cho người dân.
Không chỉ vậy, chương trình còn có hệ thống thưởng, từ đó khuyến khích người nông dân tích cực hơn trong quá trình chuyển đổi. Đồng thời, Nestlé còn xem xét bảo hiểm cây trồng với các khu vực hạn hán, hoặc trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến cây trồng hư hại.
Song song với đó, các cán bộ dự án còn hướng dẫn người nông dân cách tái canh trên diện tích vốn là các cây cà phê già cỗi.
Điều đáng chú ý là những kỹ thuật được nghiên cứu sao cho hiệu quả nhất nhưng phải rất đơn giản, để người nông dân không cần kỹ thuật cao cũng có thể làm được, tránh tình trạng người dân dễ nản lòng, bỏ cuộc vì phải học quá nhiều hoặc thao tác quá phức tạp.
Tính đến năm 2022, đã có hơn 21.000 nông hộ được tiếp cận và thực hành sản xuất cả phê theo bộ tiêu chí 4C, thành lập hơn 270 nhóm nông dân, trong đó 30% trưởng nhóm nông dân là nữ.
Mỗi năm, có khoảng 15.000 hộ nông dân tại các tỉnh Tây Nguyên nhận hỗ trợ cây giống từ chương trình NESCAFÉ Plan.
Cuối năm ngoái, Nestlé Việt Nam công bố đầu tư thêm 132 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê Việt Nam giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới.
Khoản đầu tư này đã nâng tổng giá trị đầu tư của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam lên gần 730 triệu USD.
Khoản đầu tư mới cho nhà máy chế biến cà phê này sẽ giúp Nestlé Việt Nam sản xuất đa dạng các sản phẩm. Với dây chuyền, thiết bị và công nghệ tiên tiến, Nestlé Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cà phê, đồng thời tăng cường xuất khẩu sản phẩm Made in Vietnam ra khu vực và thế giới.
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, nhấn mạnh: “Nestlé Việt Nam tin tưởng vào tương lai của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu và khu vực, và công ty vẫn tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư bền vững tại Việt Nam”.
Mô hình cà phê tuần hoàn và bí quyết bền vững của Nestlé Việt Nam
Giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm Việt từ Nestlé Việt Nam
Theo đại diện Nestlé, mục tiêu 6 tỷ USD xuất khẩu cà phê sẽ chỉ thành hiện thực bằng cách gia tăng giá trị cho cà phê thông qua áp dụng công nghệ cao, các phương pháp bền vững, thay vì sản lượng.
Mô hình cà phê tuần hoàn và bí quyết bền vững của Nestlé Việt Nam
Canh tác và sản xuất cà phê theo mô hình kinh tế tuần hoàn giúp Nestlé Việt Nam giảm 13 nghìn tấn phát thải carbon mỗi năm.
Nestlé Việt Nam trồng rừng góp phần giảm tác động biến đổi khí hậu
Tập thể nhân viên và nhóm đại sứ môi trường công ty Nestlé Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm bảo tồn Gaia tổ chức hoạt động trồng rừng “Gieo mầm xanh – ươm sự sống” nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và chào mừng Ngày Môi trường thế giới.
Tăng lương cho nhân viên mùa dịch: Chiến lược vượt bão sáng tạo của Nestlé Việt Nam
Triết lý đặt con người làm trung tâm, hướng tới phát triển bền vững là kim chỉ nam giúp Nestlé Việt Nam vững bước trước cơn khủng hoảng, tập trung kiến tạo những giá trị trường tồn.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.