Tiêu điểm
Giá vải thiều Lục Ngạn tăng mạnh
Từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cao và ổn định hơn những năm trước, dao động bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 70.000 đồng/kg.

Dù có nhiều sản phẩm trái cây nổi tiếng ở trong và ngoài nước, song huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn được biết đến nhiều nhất với quả vải thiều.
Đây là một loại sản phẩm được người tiêu dùng trong nước và quốc tế đánh giá rất cao, trở thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia và là một trong 10 món ăn đặc sản đạt kỷ lục Đông Nam Á năm 2018.
Năm 2019, tổng diện tích trồng vải toàn huyện đạt 15.290ha, trong đó vải chín sớm khoảng 1.850ha, vải thiều chín vụ khoảng 13.440ha và diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap khoảng 12.000ha.
Dự báo tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn năm 2019 đạt khoảng 80.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 13.000 tấn, vải thiều chính vụ khoảng 67.000 tấn. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng ngày 20/5/2019 đến ngày 30/7/2019.
So với vụ vải thiều trước, sản lượng vải của Lục Ngạn năm nay giảm gần 50% (năm 2018 tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn là 150.000 tấn) do thời tiết không thuận lợi, nhiều hộ trồng theo phương pháp hữu cơ nên sản lượng trái thu hoạch không nhiều.
Tuy nhiên, do chất lượng, mẫu mã sản phẩm được đánh giá tốt hơn hẳn so với các năm trước nên từ đầu vụ thu hoạch năm 2019 đến nay, giá bán các loại vải chín sớm tại huyện Lục Ngạn cao và ổn định hơn những năm trước, dao động bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 70.000 đồng/kg.
Vải thiều Lục Ngạn đặc biệt được các doanh nghiệp, thương nhân, người tiêu dùng Trung Quốc yêu chuộng, tin cậy do có chất lượng, mẫu mã vượt trội. Đây là thị trường chiếm tới 90% thị phần xuất khẩu vải của huyện này.
Theo chị Đỗ Linh Nhâm, Phó Giám đốc kinh doanh Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm toàn cầu, mặc dù Trung Quốc là đối thủ của Việt Nam khi xuất khẩu ra các thị trường quốc tế song với dân số tỷ dân, nhu cầu rất lớn nên buộc phải nhập khẩu vải từ Việt Nam. Hơn nữa, vải thiều Việt Nam có chất lượng rất cao, cao hơn hẳn so với vải Trung Quốc nên họ cũng rất ưa chuộng.
Các doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc và các tỉnh miền Nam đã đến khảo sát, đặt mua hàng rất sớm ngay từ đầu vụ. Bên cạnh các thị trường lớn trong nước và Trung Quốc, từ nhiều năm nay, vải thiều Lục Ngạn đã xuất khẩu và có mặt tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia.
Tuy nhiên, ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn khẳng định, Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống và mang tính chủ lực đối với xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vì nhu cầu cao, chi phí vận chuyển không cao.
Chị Nhâm cho biết, để xuất khẩu được sang châu Âu, châu Mỹ phải tốn rất nhiều chi phí vận chuyển. Đặc biệt, mỗi cân vải nếu đi theo đường hàng không sang châu Âu sẽ tốn khoảng 3 USD/kg. Tuy nhiên, đi theo đường biển sẽ rẻ hơn với chi phí khoảng 50 USD/tấn tuy nhiên lại mất rất nhiều thời gian, lên tới hàng tháng trời mới cập bến các nước châu Âu xa xôi.
Năm 2019, ngoài 18 mã vùng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp cho 394 hộ sản xuất vải thiều tại 7 xã của Lục Ngạn với tổng diện tích 217,89ha đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, phía Trung Quốc cũng đã cấp 36 mã số vùng trồng vải thiều Lục Ngạn tại 30 xã, thị trấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Năm nay, huyện Lục Ngạn có ba doanh nghiệp, hợp tác xã cơ sở thu mua vải thiều được phía Trung Quốc công nhận đủ điều kiện đóng gói, xuất khẩu sản phẩm quả vải tươi Lục Ngạn vào thị trường Trung Quốc.
Hiện UBND huyện Lục Ngạn đã đề nghị Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị phía Trung Quốc cấp thêm chứng nhận đủ điều kiện cho 78 doanh nghiệp, hợp tác xã cơ sở thu mua, xuất khẩu vải thiều trên địa bàn huyện.
"Thủ phủ vải thiều" cũng đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại tiêu thụ đặc sản của mình ở cả trong và ngoài nước.
Đặc biệt, từ ngày 7 - 16/6/2019, huyện Lục Ngạn phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức tuần lễ vải thiều và diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều, các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội.
Thực hư 10.000 đồng mua 3kg vải thiều Bắc Giang
Thổi giá nhà phố thương mại?
Giá nhà phố thương mại - shophouse thường đắt gấp đôi nhà ở thông thường, nhưng hiệu quả đầu tư cho thuê vẫn là dấu hỏi.
Giá xăng dầu giảm nhẹ
Từ 15h ngày 1/6/2019, giá xăng RON95-III giảm 380 đồng/lít, xăng E5RON92 giảm 269 đồng/lít, dầu diesel 0.05S giảm 220 đồng/lít, dầu hỏa giảm 197 đồng/lít và giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 182 đồng/kg.
‘Lùi thời gian điều chỉnh, giá điện sẽ phải tăng cao hơn’
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi thời gian điều chỉnh, giá điện sẽ phải tăng cao hơn để bù đắp được khoản chi phí đầu vào của ngành điện tăng thêm.
Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?
Nhiều ngành quan trọng với Việt Nam như dệt may, giầy dép, đồ điện tử đều nằm ở khâu trung nguồn của chuỗi giá trị.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.