Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đạt 73,5% kế hoạch

Minh Anh Chủ nhật, 07/01/2024 - 09:07

Nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ khiến giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch đề ra.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 12 tháng ước đạt 73,5% tổng kế hoạch năm 2023. Ảnh: Hoàng Anh.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo đó, giải ngân vốn kế hoạch năm 2023, lũy kế thanh toán đến hết tháng 11 là 449.506 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch.

Ước thanh toán từ đầu năm đến hết tháng 12 là 579.848 tỷ đồng, đạt 73,5% kế hoạch. Cùng kỳ năm 2022, con số này đạt 67% kế hoạch. Trong đó, giải ngân của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là gần 73 nghìn tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Một số đơn vị đạt kết quả tích cực, có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân như Ngân hàng Nhà nước (95%), Bộ Giao thông vận tải (86%), Bộ Quốc phòng (85%), Quảng Ngãi (99%), Long An (95%), Đồng Tháp (92%), Cà Mau (90%), còn 63/115 đơn vị có kết quả giải ngân thấp hơn bình quân của cả nước.

Nỗ lực giải ngân hơn 700 nghìn tỷ vốn đầu tư công

Trong khi đó, nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp (12 bộ, cơ quan trung ương chỉ giải ngân được dưới 20%, hai địa phương giải ngân dưới 40%).

Theo Bộ Tài chính, một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án là do nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ. 

Trước hết là mâu thuẫn, chồng chéo về cơ chế, chính sách, cụ thể như một số quy định pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất. 

Quy định việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, cơ chế giao một địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư công các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác gặp vướng.

Hay như quy định về trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm, thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn tại Điều 52, Điều 56 Luật Đầu tư công và trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước theo Điều 46 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020.

Đến nay một số cơ chế đã được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên có nhiều cơ chế vẫn đang rà soát để sửa đổi nên đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Về tổ chức thực hiện, trong công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất cũng còn nhiều vướng mắc. Trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư. Điều này đã dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, chậm thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng, thi công.

Mặt khác, việc chậm điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án do nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn tâm lý giữ vốn cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp.

Trước thực trạng này, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ.

Đối với số vốn đề nghị điều chuyển giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, hiện, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thông qua phương án điều chuyển, vì vậy các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần khẩn trương phân bổ trong tháng 12. 

Trong trường hợp chưa phân bổ và giải ngân nguồn vốn nêu trên theo Nghị quyết số 217/NQ-CP của Chính phủ, các chủ đầu tư cần khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng để thanh toán theo quy định.

Bên cạnh đó, các bộ ngành, địa phương cần sớm có phương án đối với nguồn vốn không giải ngân hết theo thời gian quy định. Các đơn vị chỉ đề xuất kéo dài đối với các dự án đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP và thực sự cần thiết, có khả năng tiếp tục giải ngân.

Các dự án cần tránh trường hợp được phép kéo dài nhưng vẫn không giải ngân được, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Hiện nguồn vốn kéo dài sang năm 2023 ước đến hết tháng 12 còn khoảng gần 12 nghìn tỷ đồng chưa được giải ngân.

Nghịch lý đầu tư công

Nghịch lý đầu tư công

Tiêu điểm -  1 năm
Trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam lại giảm xuống trong thập kỷ qua, đi cùng với hiệu suất thấp, theo Ngân hàng Thế giới.
Nghịch lý đầu tư công

Nghịch lý đầu tư công

Tiêu điểm -  1 năm
Trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam lại giảm xuống trong thập kỷ qua, đi cùng với hiệu suất thấp, theo Ngân hàng Thế giới.
Quảng Ninh chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  9 tháng

Tổng kế hoạch vốn được giao của Quảng Ninh đứng thứ 5 cả nước và nếu xét về số vốn giải ngân tuyệt đối thì Quảng Ninh đứng thứ 7 cả nước.

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Tài chính -  10 tháng

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Còn 370.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được giải ngân

Còn 370.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được giải ngân

Tiêu điểm -  10 tháng

Giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến 31/10 đạt hơn 430.000 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch năm 2023.

Fecon nợ tiền bảo hiểm và nghịch lý doanh nghiệp đầu tư công

Fecon nợ tiền bảo hiểm và nghịch lý doanh nghiệp đầu tư công

Doanh nghiệp -  11 tháng

Nhận các gói thầu quy mô ngàn tỷ đồng, song Fecon lại đang nợ tiền bảo hiểm cho người lao động 3 tỷ đồng. Nghịch lý này phần nào phản ánh bức tranh tài chính không thuận lợi của các doanh nghiệp đầu tư công.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.