Nghịch lý đầu tư công

Phương Anh Chủ nhật, 20/08/2023 - 16:50

Trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam lại giảm xuống trong thập kỷ qua, đi cùng với hiệu suất thấp, theo Ngân hàng Thế giới.

Đầu tư công thấp so với nhu cầu ngày càng lớn

Trong quá trình phát triển hướng tới mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam dự kiến cần đầu tư bình quân 7,3% GDP mỗi năm cho hạ tầng trong giai đoạn 2021 – 2030, theo Chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển quốc gia tổng thể.

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam đã giảm xuống trong thập kỷ qua, Ngân hàng Thế giới đánh giá trong phân tích mới nhất về kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2022, tỷ lệ chi đầu tư công so với tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN), và so với GDP, đã giảm lần lượt từ 27% xuống 20%, và từ 8% xuống 6%. Nhìn chung, nền kinh tế vẫn tương đối thiếu vốn đầu tư.

Cùng với đó, đầu tư công tính trên mỗi đầu người và trên mỗi lao động vẫn thấp hơn nhiều so với mức ở các quốc gia thu nhập trung bình cao, và các quốc gia thu nhập cao.

Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy đầu tư là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của các quốc gia tăng trưởng cao khi họ ở trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay.

Nghịch lý đầu tư công

Hiệu suất đầu tư công bị hạn chế

Theo Ngân hàng Thế giới, tăng mức đầu tư là cần thiết, nhưng Việt Nam cũng cần chú trọng tăng hiệu quả, hiệu suất đầu tư công.

Trong giai đoạn 2011 – 2019, nền kinh tế phải bỏ ra đến sáu đồng cho đầu tư mới tạo ra được thêm sản lượng bằng một đồng VND. Điều này đồng nghĩa với việc một USD đầu tư của Việt Nam tạo ra tăng trưởng thấp hơn so với Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, ở thời điểm các nước này có cùng mức thu nhập theo đầu người, và cùng trình độ phát triển tương đương.

Ước tính của IMF năm 2018 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của Việt Nam có thể tăng thêm 23%, nếu hiệu suất quản lý đầu tư công bằng với các quốc gia đi trước trên toàn cầu. Nâng cao hiệu suất chi tiêu công có thể đem lại tác động to lớn về tăng trưởng tổng năng suất và quy mô GDP.

Nghịch lý đầu tư công 1
Chênh lệch kéo dài giữa thực hiện so với dự toán giai đoạn 2017 - 2022.

Ngân hàng Thế giới đánh giá, hiệu suất đầu tư công của Việt Nam đang bị hạn chế bởi những thách thức trong thể chế quản lý đầu tư công, và quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền.

Những thách thức này bao gồm các vấn đề dai dẳng trong công tác triển khai, hệ thống quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền còn phân tán và mức chi đầu tư được phân cấp ngày càng nhiều.

Điều này dẫn tới hiệu suất đầu tư còn thấp do trùng lặp trong phân bổ, thách thức trong triển khai, tác động ngoại ứng tiêu cực, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân chưa tối ưu.

Tình trạng phân cấp chi tiêu cao đã dẫn đến hạn chế trong phối hợp giữa các vùng miền, giữa chính quyền trung ương và địa phương, đồng thời làm phát sinh những dự án đầu tư trùng lặp giữa 63 địa phương (trong đó một số có quy mô rất nhỏ).

Cùng với đó, chất lượng hạ tầng vẫn đứng sau các quốc gia trong khu vực, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn.

Các khuyến nghị

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, trước hết, Việt Nam cần cải thiện việc lập kế hoạch và thẩm định dự án, vì dự án có chất lượng đầu vào thấp khi được đưa vào triển khai sẽ dẫn đến điều chỉnh, đội vốn và chậm tiến độ.

Thứ hai, cần đẩy mạnh triển khai, theo dõi và đánh giá dự án, biến chi đầu tư trở thành công trình hạ tầng một cách hiệu quả nhất sau khi nguồn lực được phân bổ.

Thứ ba, quản lý tài sản công cần được tăng cường để nâng cao hiệu quả các biện pháp thu, chi liên quan.

Thứ tư, ngân sách cần được lập theo hướng chiến lược và theo chương trình hơn nữa. Điều này bao hàm phải cải thiện cấu trúc phân loại và trình bày ngân sách, cải thiện phương thức chương trình đầu tư công được quy định tại Luật Đầu tư công, để hỗ trợ định hướng ngân sách hiệu quả hơn (như phát triển vùng, chuyển đổi xanh và chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu).

Cuối cùng, các thể chế quản lý đầu tư và quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền cần được hiện đại hóa, để cân đối tốt hơn giữa nhu cầu của trung ương và các địa phương, bao gồm cả các tỉnh, thành động lực tăng trưởng của quốc gia cũng như các tỉnh nghèo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã ký công điện, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên.
Cùng với đó, lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, phục vụ các dự án; công bố giá các loại vật liệu xây dựng phổ biến trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng.

Đầu tư công tăng tốc, bất động sản TP.HCM hưởng lợi

Đầu tư công tăng tốc, bất động sản TP.HCM hưởng lợi

Bất động sản -  1 năm

Giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM đang tăng mạnh, đặc biệt tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia như tuyến đường vành đai 3, đã tác động tích cực lên thị trường bất động sản phía Đông TP.HCM với sự xuất hiện của “dự án bom tấn” Glory Heights thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park .

Không nên quá kỳ vọng vào đầu tư công

Không nên quá kỳ vọng vào đầu tư công

Tiêu điểm -  1 năm

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica, chi tiêu công tăng quá cao có thể tạo ra rủi ro. Do đó, tăng trưởng kinh tế không thể chỉ kỳ vọng vào thúc đẩy đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư công tắc ở đâu?

Giải ngân vốn đầu tư công tắc ở đâu?

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần rà soát, xem xét lại các quy định về đầu tư công theo hướng phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn, tăng tốc độ giải ngân vốn.

‘Phân bổ vốn đầu tư công không sát thực tế gây ra lãng phí nguồn lực’

‘Phân bổ vốn đầu tư công không sát thực tế gây ra lãng phí nguồn lực’

Tiêu điểm -  1 năm

Việc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Đến kỳ họp thứ 5 sắp tới, Chính phủ vẫn trình Quốc hội phân bổ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Việc này đã dẫn đến lãng phí nguồn lực, Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho biết.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  17 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  17 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều