Tiêu điểm
Giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics
Chi phí logistics tăng cao chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” đang là thách thức đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh thành, trên cả nước hiện có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp.
Nghiên cứu của Bộ Công thương cũng cho thấy, chỉ số năng lực hoạt động của ngành logistics tăng và đạt 3,34 điểm so với 3,27 điểm của năm 2018. Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong Top 10 chỉ số logistics của thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14 - 16% trong một năm.
Thị trường logistics của Việt Nam dự kiến tăng trưởng bình quân hơn 13%/năm đến hết năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thông qua các xu hướng đầu tư nước ngoài, áp dụng công nghệ mới, thương mại điện tử.
Hiện nay số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic tại Việt Nam đã tăng từ con số 37.000 năm 2017 lên 41.000 năm 2020 và đang tiếp tục phát triển sang các lĩnh vực vận chuyển, lưu kho, thông quan và phân phối giao nhận.
Năm 2022, ngành logistics Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực về sự phát triển, tuy nhiên, khó khăn và những nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam, sự tắc nghẽn của vận tải đường bộ, thiếu hụt container, thiếu chỗ và giá cả “leo thang” của vận tải đường biển đang là những khó khăn rất lớn đối với ngành này.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện giá cước vận chuyển từ châu Á đi Mỹ bằng đường hàng không đã tăng lên hơn 10 lần. Trong đó, chi phí logistics chiếm tới 20 -25% đã bào mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.
Không chỉ chi phí logistics quốc tế tăng cao, thông tin từ Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, chi phí logistics nội địa chiếm tỷ lệ quá cao trong giá thành sản phẩm (30% giá thành nông sản, 12% giá thành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ...).
Chi phí logistcis đang là một trong những thách thức lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á.
Chi phí logistics đội giá lên nhiều lần được cho là do sự đứt gãy chuỗi cung ứng vì dịch bệnh cũng như xu hướng thương mại toàn cầu đang thay đổi. Chi phí logistics của Việt Nam tăng rất cao do các tuyến hàng container đều nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp trong nước lấy được một phần nhỏ thị phần này thì giá sẽ không tăng cao như hiện nay.
Căng thẳng địa chính trị và giá dầu thế giới tăng cũng dẫn đến chi phí vận tải, logistics tăng mạnh. Mặt khác, thủ tục hành chính phức tạp, chậm chễ, kéo dài thời gian của doanh nghiệp là một trong nhiều yếu tố làm chi phí tăng lên.
Trước thực trạng này, để tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics và nền kinh tế, các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có giải pháp kéo giảm chi phí vận tải.
Ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong cho rằng, để thuận lợi trong quá trình hợp tác, doanh nghiệp mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước có hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ tục hành chính, áp dụng công cụ quản lý mới, số hoá, giúp quá trình hợp tác đầu tư thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Cùng với đó, cần có cơ chế để tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp, thành tố trong chuỗi cung ứng, như hải quan, cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… giúp giảm thời gian giao nhận hàng, từ đó giúp giảm chi phí vận chuyển.
Ông Kim Sam Mo, Tổng giám đốc Công ty Kukdong Logistics, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hàn Quốc tại Việt Nam cũng kiến nghị Việt Nam nên hình thành hệ thống EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử).
Trong đó, các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất để giúp các doanh nghiệp khi tiếp nhận thông tin nhanh chóng, qua đó giúp việc xử lý nghiệp vụ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí.
Bên cạnh đó, ông Mo cũng kiến nghị Chính phủ tiêu chuẩn hoá dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hoá, thống nhất hệ thống thu phí, giúp nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn hóa hạ tầng logistics đang là vấn đề cấp thiết với các doanh nghiệp. Đơn cử như các chi phí phát sinh tại cảng Hải Phòng như phụ phí xếp dỡ cho tất cả các tàu quốc tế không được áp dụng đồng nhất. Hay các công ty vận tải biển và các bến cảng khác nhau được tính với mức giá khác nhau.
Chính sự không đồng bộ này đã gây ảnh hưởng tới các kế hoạch tài chính của công ty cho các chi phí hậu cần. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp còn do dự cho các hoạt động hậu cần trong tương lai.
Ngoài ra, theo ông Mo, Việt Nam cần có chính sách để thu hút FDI vào ngành logistics. Các cơ quan quản lý cần nới lỏng tỷ lệ vốn đầu tư vào logistics trên vốn đầu tư nước ngoài để không kìm hãm nguồn vốn FDI vào ngành logistics Việt Nam.
Doanh nghiệp logistics Hàn Quốc muốn hợp tác với Việt Nam
Logistics miền Tây sẽ phát triển mạnh mẽ trong 5 – 10 năm tới
Nhận định này được đưa ra bởi ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thành phố Cần Thơ, khi nhu cầu vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất cao nhưng logistics chưa đáp ứng được.
T&T Group và đối tác Singapore nghiên cứu đầu tư dự án logistics trên 70 ha tại Long An
Ngày 25/2, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tới Singapore, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ký kết và trao biên bản ghi nhớ với Tập đoàn YCH (Singapore) về nghiên cứu cơ hội hợp tác đầu tư và triển khai dự án logistics có quy mô trên 70 ha tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là bước tiếp nối thành công sự kiện khởi công dự án Siêu cảng - Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc vừa được T&T Group và YCH tổ chức vào cuối năm 202
Nghịch lý ngành logistics
Trong khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang gặp khó do giá thuế container thì các doanh nghiệp logistics nội địa lại "ngậm ngùi" nhường thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Dồn lực cho dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ
Trung tâm logistics Cái Mép Hạ sẽ là một trạm trung chuyển hoàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới cùng với chức năng của một khu thương mại tự do.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.