Tiêu điểm
Gợi ý lộ trình phát triển trên sàn thương mại điện tử
Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khi bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, xoay quanh bốn nội dung lớn: hiểu rõ cơ chế từng sàn khi kinh doanh đa sàn; tìm hiểu thị trường; xây chiến lược ngắn lẫn dài hạn; có kế hoạch đầu tư dài hạn.
Dưới ảnh hưởng Covid-19, phương thức tiêu dùng và thói quen mua sắm có nhiều thay đổi, xu hướng lên trực tuyến trở nên rõ nét trong hai năm qua. Cũng trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn "lên online" với việc đưa sản phẩm lên bán trên các sàn thương mại điện tử.
Thị trường thương mại điện tử cũng vì thế ngày càng mở rộng. Mặc dù Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam là 18%, trở thành nước duy nhất trong khu vực có mức tăng trưởng hai con số. Việt Nam dự kiến là thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất năm 2026 với doanh số 56 tỷ USD.
Thương mại điện tử trở thành một trợ lực không thể thiếu cho nhiều doanh nghiệp vươt khó, bứt phá, tìm đường ra biển lớn. Bà Vũ Thị Thư, Giám đốc kinh doanh khu vực Hà Nội của sàn thương mại điện tử Tiki cũng khẳng định, thương mại điện tử là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2025.
Theo bà Thư, khi làm việc trên sàn điện tử, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề, xoay quanh bốn nội dung lớn: kinh doanh đa sàn cần hiểu rõ cơ chế từng sàn; hiểu thị trường (ngách, mảng, đối thủ); xây chiến lược ngắn lẫn dài hạn; phải có kế hoạch đầu tư dài hạn.
Đầu tiên, khi mới tiếp cận hình thức kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp thường chọn một sàn duy nhất vì tâm lý e ngại chưa biết hướng phát triển và chưa quen. Tuy nhiên, bà Thư nhấn mạnh, doanh nghiệp nên kinh doanh đa sàn vì mỗi sàn có ưu thế, tập khách hàng, chính sách hỗ trợ riêng.
Chẳng hạn, Shopee có tập khách hàng lớn, giá rẻ, cách vận hành mở. Trong khi đó, Tiki hướng đến khách hàng tầm trung, có nhiều yếu tố phức tạp hơn nhưng đảm bảo độ tin cậy.
“Khi kinh doanh đa sàn, mình sẽ tận dụng tiềm năng doanh nghiệp và lợi thế từ sàn để tối ưu hiệu quả”, bà Thư nói.
Thứ hai, các doanh nghiệp mới lên sàn thường vội vàng lao đầu vào tìm cách bán hàng mà quên tìm hiểu kỹ thị trường và đối thủ. Doanh nghiệp cần biết đối thủ là ai, đang có độ lớn và cách thức vận hành thế nào, từ đó so sánh để phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp.
Sau khi đã phân tích thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, quan trọng nhất là chiến lược giá và tồn. Trên thương mại điện tử, giá giúp định vị thương hiệu và giúp doanh nghiệp xác định có phù hợp với khách hàng trên sàn không. Tiếp theo là kế hoạch marketing, quảng bá sản phẩm. Các sàn thương mại điện tử sẽ có bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp trong phần này.
Thứ ba là xây dựng tập khách hàng mới, có thể từ kênh trực tiếp chuyển sang và đồng thời tiếp cận tập khách hàng sẵn có trên các kênh trực tuyến. Khi xây dựng niềm tin từ người dùng, tốc độ phát triển mua sắm sẽ tăng theo. Tiếp theo là tận dụng cơ hội từ các chiến dịch quảng cáo - đặc trưng của các sàn. Ví dụ các ngày đôi 1/1, 2/2 - đây là các ngày được sàn tập trung ngân sách để tung khuyến mãi, kích cầu.
Bà Thư lưu ý, ngoài việc khai thác tiềm năng tử sàn, doanh nghiệp cần hiểu rằng, phải có sự nỗ lực của cả hai bên thì việc kinh doanh mới hiệu quả. Bên cạnh khai thác các công cụ hỗ trợ do sàn cung cấp, doanh nghiệp cũng cần đầu tư lượt tiếp cận ngoài sàn, tổ chức các chiến dịch marketing một cách đồng bộ…
Kế hoạch tư vấn và chăm sóc sau bán cũng không kém quan trọng. Nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá mức độ phát triển nên chưa chuẩn bị về nhân lực dẫn đến thiếu sót. Vì vậy, mỗi đơn vị cần chuẩn bị thật kỹ về sản phẩm, giá, tập khách hàng, kế hoạch marketing, chăm sóc sau bán hàng…
Bà Thư cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp không cần quá lo lắng vì các sàn có kế hoạch phát triển, hỗ trợ cho mọi doanh nghiệp. Chiến lược này cũng phù hợp doanh nghiệp phát triển sẵn trên sàn, giúp doanh nghiệp nhìn ra những thiếu sót để củng cố chiến lược.
Về mục tiêu đầu tư dài hạn, đại diện Tiki khuyến khích doanh nghiệp hãy trở thành đối tác chiến lược của các sàn. Hầu hết các sàn thương mại điện tử đều có kế hoạch, lộ trình phát triển toàn diện lâu dài trong khoảng 1-5 năm giúp doanh nghiệp hưởng nhiều quyền lợi ưu đãi hơn.
Xuất khẩu qua Amazon: ‘Ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong Covid qua kênh trực tuyến
Lãnh đạo Alibaba.com Việt Nam nhận định, bất chấp những khó khăn và trở ngại lớn do tác động của đại dịch Covid-19, một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những kỷ lục xuất khẩu đáng chú ý.
Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch
Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.
Những xu hướng của thương mại điện tử năm 2022
Sự dịch chuyển về hành vi tiêu dùng, nhu cầu mua sắm cũng như xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng hứa hẹn thúc đẩy thị trường TMĐT Việt Nam lên một tầm cao mới.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online?
Các thương hiệu thành công cùng Amazon trong 2021 là các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp làm tốt khâu tiếp thị, xây dựng hình ảnh sản phẩm và câu chuyện thương hiệu của mình như: gốm sứ Minh Long, nón bảo hiểm Royal Helmet, rong nho Trường Thọ, bào tử lợi khuẩn LiveSpo...
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?