Xuất khẩu qua Amazon: ‘Ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’

Quỳnh Chi Thứ tư, 23/03/2022 - 07:52

Để có thể xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới qua các kênh thương mại điện tử, các doanh nghiệp như Khánh Trình hay LogoZen đã phải vượt qua rất nhiều thử thách dù nhận được nhiều hỗ trợ từ các nền tảng như Amazon.

Nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công đến các thị trường trên thế giới thông qua các nền tảng thương mại điện tử

Sau vài năm bán trực tuyến và phân phối qua các đại lý tại các thành phố lớn của Việt Nam, năm 2015, ông Lê Nguyễn Khánh Trình, Giám đốc Công ty CP Khánh Trình lên kế hoạch tăng khai thác tiềm năng sản phẩm xà đơn xếp bằng cách bán hàng trên website thương mại điện tử toàn cầu.

Bước đi đầu tiên của ông là bán buôn qua sàn thương mại điện tử Alibaba vì cho rằng xuất khẩu hàng dễ nhất là bán buôn cho các thương hiệu lớn nước ngoài.

Nhưng thực tế không dễ như ông nghĩ. Sản phẩm mới mẻ, chưa có thương hiệu, người mua không biết chất lượng nên khó thuyết phục nhà buôn nước ngoài nhập số lượng lớn.

Các đơn vị buôn sỉ nước ngoài luôn có tâm lý tìm đơn vị giá rẻ và thường so sánh với đơn vị sản xuất Trung Quốc vì họ có giá sản xuất và chi phí vận chuyển tốt hơn. Vì vậy, họ chỉ liên hệ hỏi chứ không mua. Dù ông Trình cho lập website quốc tế và đội bán cũng không thành công.

Cuối năm 2016, ông quyết định chuyển từ mô hình B2B sang B2C, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và tập trung vào chất lượng sản phẩm để bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối. Đầu năm 2017, công ty của ông tiếp cận thị trường Mỹ bằng kênh bán lẻ trực tiếp thông qua website riêng và sàn thương mại điện tử Amazon.

Đây là một bước đi thành công vì Amazon hỗ trợ và cho phép người mua nhận toàn bộ tiền khi hàng kém chất lượng, sai mô tả. Chính sách này thu hút người mua lớn kể cả với thương hiệu mới vì họ tin có đơn vị hỗ trợ quyền lợi.

Sản phẩm xà đơn xếp của Khánh Trình không có tính cạnh tranh quá cao nên người mua vẫn tìm được sản phẩm trên sàn dù ông chưa biết cách chạy quảng cáo.

Sau đó, Khánh Trình tập trung quảng bá những khác biệt của sản phẩm như: chất lượng tốt, thiết kế khác biệt đã đăng ký nhiều nước. Chỉ trong thời gian ngắn, lượng đơn hàng tăng lên nhanh chóng. Công ty này tiếp tục tìm cách giảm phí vận chuyển để tăng lợi nhuận vì chi phí gửi hàng nặng như xà đơn trực tiếp từ Việt Nam cũng như vận chuyển trở lại kho khá cao. Cách giải quyết là tìm các dịch vụ và kho từ quốc gia khác.

Nhờ vậy mà sản phẩm đã có thể đến được với gần 80 quốc gia. Doanh thu đạt mức 3 - 4 triệu USD mỗi năm. Ông Trình cho biết, sắp tới, Khánh Trình sẽ phát triển sâu rộng các thị trường mới như Nhật, Nga, Hàn, Australia...

Xuất khẩu qua Amazon – ‘ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’
Ông Lê Nguyễn Khánh Trình, Giám đốc Công ty CP Khánh Trình, người đưa sản phẩm xà đơn xếp Việt Nam đến hơn 80 quốc gia trên thế giới

Ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc Khu vực phía Bắc của Amazon Global Selling Việt Nam nhận định, phát triển qua kênh thương mại điện tử là một xu hướng không thể đảo ngược và các doanh nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội với bốn ngành hàng nổi bật gồm thời trang và phụ kiện, đồ chơi và sở thích cá nhân, nội thất và đồ gia dụng, thực phẩm và chăm sóc cá nhân.

Ông Toàn cho biết, năm 2021, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có doanh số 100 nghìn USD trên Amazon tăng 18%; số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có doanh số 500 nghìn USD trên Amazon tăng 53%; số sản phẩm được bán bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tăng 34%...

Ông Toàn cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ xóa bỏ sự phức tạp của phương thức xuất khẩu truyền thống và tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng toàn cầu.

Nếu xuất khẩu truyền thống, sản phẩm đi từ nhà sản xuất đến nhà xuất khẩu, rồi đến nhà nhập khẩu, tiếp theo là nhà phân phối, sau đó mới đến nhà bán lẻ trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, thương mại điện tử xuyên biên giới rút ngắn quãng đường, đi từ chủ thương hiệu hay nhà sản xuất qua nền tảng thương mại điện tử và tới người tiêu dùng.

Thương mại điện tử giúp lược bớt các khâu trung gian, từ đó giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận, kiếm soát được thị trường và vòng đời của sản phẩm.

Để nhà bán hàng mới thành công trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, ông Toàn gợi ý năm bước chuẩn bị quan trọng gồm: định hướng chiến lược sản phẩm đến khách hàng tiềm năng ở các quốc gia định bán; đa dạng hình thức vận chuyển; lên kế hoạch đầu tư quảng cáo; hoạch định kế hoạch kinh doanh trên Amazon, xây dựng hoặc định vị lại thương hiệu.

Xuất khẩu qua Amazon – ‘ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’ 1
Ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc Khu vực phía Bắc, Amazon Global Selling Việt Nam

Ba lưu ý hàng đầu cho nhà bán hàng khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon bao gồm: phải có nhân sự chuyên trách, có chiến lược sản phẩm và thương hiệu, hiểu rõ quy định của thị trường mục tiêu. Trong đó, lưu ý cuối cùng sẽ xác định sự thành bại ngay từ đầu của doanh nghiệp khi đưa hàng ra các thị trường quốc tế.

Không chỉ "màu hồng"

Dường như có rất nhiều “màu hồng” được vẽ nên khi nói về việc các doanh nghiệp tìm được cơ hội khi đưa thương hiệu Việt “xuất khẩu” qua các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon.

Thế nhưng, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, không phải doanh nghiệp nào tận dụng thương mại điện tử đều thành công. Thất bại cũng có và tất nhiên là thách thức cũng không ít như cạnh tranh quyết liệt, yêu cầu tiền tài, kỹ năng, chiến lược, quy trình tham gia, dễ đối mặt với rủi ro pháp lý…

Ông Nguyễn Long An, thành lập công ty LogoZen LLC tại Mỹ vào năm 2018. Công ty này chuyên về bán lẻ, phân phối hàng Việt Nam ra thế giới. Hiện công ty có văn phòng tại Mỹ, kho bãi tại Việt Nam, châu Âu... và đang phân phối cho nhiều đối tác bán lẻ và trên sàn thương mại điện tử như Amazon.

Kinh nghiệm kinh doanh tại nhiều quốc gia, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, doanh nghiệp Việt phải đối mặt với không ít thách thức. Những thách thức này cũng là lý do buộc lòng ông phải thành lập công ty ở Mỹ.

Cụ thể, khi tham gia các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, có hàng triệu người bán hàng từ các nơi thế giới. Điều này tạo cuộc canh tranh lớn về giá, nhất là khi hàng Việt Nam phần lớn là hàng giá trị thấp, chưa có thương hiệu so với thế giới. Các doanh nghiệp quốc tế, nhất là Trung Quốc, vẫn bán các sản phẩm nhập từ Việt Nam thậm chí với mức giá thấp hơn vì có lợi thế về chi phí. Các doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh với sản phẩm do chính mình sản xuất.

Thứ hai, nếu không lập công ty ở thị trường định kinh doanh thì việc nghiên cứu và cập nhật xu hướng thị trường sẽ rất khó khăn. Dù các sàn thương mại điện tử hiện đã có nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứu nhưng không thể thay thế cảm nhận trong kinh doanh khi được ở gần thị trường, chưa kể việc vận chuyển hàng mất tới 1 - 2 tháng mới đến nơi.

So với Trung Quốc, doanh nghiệp Việt gặp nhiều vấn đề về logistics, nổi bật nhất là việc tàu hàng không đi thẳng Mỹ mà phải qua Trung Quốc. Hàng sản xuất ở Việt Nam nhưng doanh nghiệp Trung Quốc có thể bán với giá rẻ hơn ở thị trường nước ngoài là vì lẽ đó. Ông An cho rằng, hiện nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về thuế, chuyển tiền về phải qua nhiều khâu, bất lợi về tỷ giá...

Cuối cùng, lãnh đạo LogoZen lưu ý, doanh nghiệp cần trang bị năng lực chuyển đổi số để có thể hiểu hết các công cụ đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật của các sàn thương mại điện tử như Amazon. Các vấn đề khác như bảo vệ thương hiệu, chăm sóc khách hàng, thanh lý hàng tồn…cũng là những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý.

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong Covid qua kênh trực tuyến

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong Covid qua kênh trực tuyến

Tiêu điểm -  3 năm
Lãnh đạo Alibaba.com Việt Nam nhận định, bất chấp những khó khăn và trở ngại lớn do tác động của đại dịch Covid-19, một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những kỷ lục xuất khẩu đáng chú ý.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong Covid qua kênh trực tuyến

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong Covid qua kênh trực tuyến

Tiêu điểm -  3 năm
Lãnh đạo Alibaba.com Việt Nam nhận định, bất chấp những khó khăn và trở ngại lớn do tác động của đại dịch Covid-19, một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những kỷ lục xuất khẩu đáng chú ý.
Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch

Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.

Việt Nam sắp có thêm một kỳ lân thương mại điện tử

Việt Nam sắp có thêm một kỳ lân thương mại điện tử

Khởi nghiệp -  3 năm

Tech in Asia đánh giá, Việt Nam sắp có thêm một kỳ lân trong lĩnh vực thương mại điện tử là Tiki, với mức định giá tính tới tháng 12/2021 là 832 triệu USD.

Những xu hướng của thương mại điện tử năm 2022

Những xu hướng của thương mại điện tử năm 2022

Tiêu điểm -  3 năm

Sự dịch chuyển về hành vi tiêu dùng, nhu cầu mua sắm cũng như xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng hứa hẹn thúc đẩy thị trường TMĐT Việt Nam lên một tầm cao mới.

Cuộc đua thương mại điện tử giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia

Cuộc đua thương mại điện tử giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia

Tiêu điểm -  3 năm

Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, khi chiếm hơn một nửa tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn đa ngành.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  4 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  19 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  23 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  4 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  5 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều