Quốc tế
Google chuyển sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam
Theo dự kiến, Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Pixel 3A sang Việt Nam trước cuối năm nay.
Google đã bắt đầu chuyển sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, tìm kiếm và hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng giá rẻ tại Đông Nam Á, tạo ra bàn đạp cho tham vọng phát triển thiết bị phần cứng.
Nikkei dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Google đã làm việc với đối tác vào mùa hè vừa qua về việc chuyển đổi một nhà máy cũ của Nokia tại Bắc Ninh thành nơi sản xuất điện thoại Pixel.
Gã khổng lồ Internet sẽ có cơ hội tiếp cận với lực lượng lao động có kinh nghiệm khi đây là khu vực mà Samsung đã phát triển chuỗi cung ứng smartphone suốt thập kỷ qua.
Việc Google phát triển sản xuất tại Việt Nam đang cho thấy áp lực đến từ chi phí cao hơn của lao động Trung Quốc và thuế quan gia tăng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Không chỉ có điện thoại Pixel, Google còn dự định chuyển sản xuất loa thông minh Google Home ra ngoài Trung Quốc.
Dây chuyển sản xuất tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tăng trưởng tại thị trường điện thoại thông minh của Google khi thương hiệu này đặt mục tiêu xuất xưởng 8 - 10 triệu smartphone trong năm nay, gấp đôi so với năm ngoái.
Hiện điện thoại của Goole chỉ chiếm một phần nhỏ trên bản đồ smartphone thế giới nhưng sở hữu tốc độ phát triển nhanh chóng.
Việc ra mắt chiếc Pixel hồi tháng 4 đã giúp Google trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 5 tại Mỹ trong quý II năm nay, giành lấy thị phần khi ngành công nghiệp này đang suy thoái. Mỹ hiện là thị trường chiếm tới 70% doanh số smartphone của hãng này.
Theo các nhà phân tích, việc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ không quá khó khăn do mảng kinh doanh smartphone của Google còn khá nhỏ.
Tình trạng căng thẳng thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc và tìm tới Việt Nam cũng như nhiều địa điểm khác.
Hơn 50 công ty toàn cầu, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Mỹ đã thông báo hoặc cân nhắc về kế hoạch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc.
Apple đã kêu gọi các nhà cung cấp đánh giá việc chuyển khoảng 15 – 30% hoạt động sản xuất iPhone khỏi Trung Quốc cũng như sản xuất thử nghiệm tai nghe AirPods tại Việt Nam.
Thương hiệu máy tính HP và Dell cũng tính đến kế hoạch chuyển 30% hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang Đông Nam Á hoặc nơi khác Trung Quốc.
Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp cách đây không lâu thông báo loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng.
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc cũng đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại.
Đằng sau niềm vui đón dòng FDI ‘sơ tán’ đến Việt Nam
iPhone có thể ‘Made in Vietnam’ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Một chiếc iPhone sản xuất tại Việt Nam là viễn cảnh có thể xảy ra nhưng để biến thành sự thật, các nhà cung cấp tại đây được cho cần giải quyết trở ngại liên quan đến nguyên liệu, quy mô sản xuất.
Nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới mở nhà máy tại Việt Nam
Với vốn đầu tư 24,5 triệu USD, nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý II/2020.
Khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
Phú Long vừa khai trương Phu Long Pavilion, nhằm giới thiệu các dự án trên toàn quốc và trải nghiệm căn hộ mẫu Essensia Sky thuộc quần thể Essensia Nam Sài Gòn.
Be Group lấn sân mảng dịch vụ giúp việc theo giờ
Dịch vụ mới của Be Group đặt mục tiêu tạo ra hàng chục nghìn cơ hội tăng thu nhập cho người giúp việc tại Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ.
Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z
Gen Z với phong cách sống năng động và cá tính đã tạo nên một làn gió mới đầy màu sắc và năng lượng trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự cởi mở, kết nối và sáng tạo mạnh mẽ, đưa các giá trị cốt lõi đến gần hơn với mỗi cá nhân trong tổ chức.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
Quảng Trị thúc đẩy tiến độ dự án LNG Hải Lăng
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, trị giá 54.000 tỷ đồng, với mục tiêu đưa vào vận hành từ năm 2029.