Hà Nội cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ 24/7

Nhật Hạ Thứ bảy, 24/07/2021 - 07:46

Hà Nội thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7/2021. Đây là lần thứ hai thành phố phải thực hiện Chỉ thị 16, trước đó vào tháng 4/2020.

Theo Chỉ thị 17 vừa được Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành tối 23/7, toàn thành phố cách ly xã hội trong 15 ngày với nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Chỉ thị nêu rõ toàn hệ thống chính trị và chính quyền các cấp xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là cấp bách hàng đầu; dừng tất cả các hoạt động, cuộc họp chưa cấp thiết; các cuộc họp cần thực hiện thì tổ chức họp trực tuyến; yêu cầu giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Mọi người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Đồng thời, người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng; khai báo y tế hàng ngày trên tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone; liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Trường hợp người dân khi di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế.

Thành phố đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trừ các trường hợp sau: các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...); chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

Hoạt động tang lễ chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.

Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng, sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode.

Các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài khu/cụm công nghiệp phải đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương về số lượng, danh sách lao động, phương án đảm bảo sản xuất an toàn phòng chống dịch, thời gian hoạt động sản xuất.

Chủ tịch các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm toàn diện, triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại khu/cụm công nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu/cụm công nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ: sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ" hoặc "một cung đường 2 điểm đến". Sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất.

Các công trình xây dựng trọng điểm cấp bách sẽ được UBND thành phố xem xét cho phép hoạt động để đảm bảo tiến độ và phải đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch bệnh.

Các cơ quan, công sở, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (trừ các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp bách...) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Những trường hợp thật sự cần thiết mới đến làm việc tại công sở, như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật...

Thành phố dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ôtô, đường thủy: Xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe môtô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe "ôm"); chỉ trừ các trường hợp phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Công tác vận tải hàng hóa phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải (vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên “luồng xanh” vào thành phố).

Chỉ thị trên được đưa ra trong bối cảnh những ngày qua thành phố liên tiếp phát hiện các ca mắc mới, nhiều ổ dịch không rõ nguồn lây. Thành phố ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong ngày là 64 ca ngày 22/7. Đến ngày 23/7, Hà Nội ghi nhận thêm 48 ca. 

Theo Bộ Y tế, Hà Nội đã ghi nhận 656 ca bệnh trong làn sóng Covid-19 thứ 4, trong đó 387 ca bệnh thuộc các chùm chưa qua 14 ngày.

Hiện thành phố có 7 chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây: 13 ca sàng lọc ho sốt tại cộng đồng và 28 ca lây thứ phát; 37 ca liên quan Nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ; 64 ca liên quan chùm Nguyễn Khuyến, Đống Đa; 55 ca liên quan Tân Mai, Hoàng Mai; 28 ca liên quan phố Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng và 17 ca liên quan Bố Trại Găng, Hai Bà Trưng.

Hà Nội cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày 24/7
Hà Nội đã lập 22 chốt kiểm soát người phương tiện vào thành phố.

Ngày 22/7, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã cho biết thành phố cần chuẩn bị thay đổi phương án bố trí giường bệnh F0 từ 5.000 hiện nay lên 10.000 - 20.000 và có thể cao hơn.

Đi kèm với mỗi kịch bản, các cơ quan phải bảo đảm chuẩn bị đủ cơ sở vật chất và con người; có phương án dự trữ hoặc huy động tương ứng, không để bị thiếu giường bệnh, thiếu máy thở, thiếu thuốc men, thiếu y bác sĩ, điều dưỡng.

Bí thư Hà Nội cũng yêu cầu bảo đảm phương án sẵn sàng cách ly cho từ 30.000 đến 50.000 người. Địa điểm cách ly ưu tiên ở ngoại thành nơi có không gian thoáng rộng, tách biệt với dân cư. Các đơn vị quân đội lên phương án sử dụng trường học, ký túc xá, khu quân sự thành cở sở cách ly, điều trị tập trung cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ.

Về kiểm soát tuyến đường vào thành phố, ông Dũng nêu rõ phải duy trì nghiêm 22 chốt kiểm dịch hiện tại và các chốt do các địa phương thiết lập bảo đảm đủ lực lượng trực 24/24h và 7/7 ngày trong tuần; kiểm soát 100% người và phương tiện vào thành phố.

"Hà Nội đảm bảo không thiếu hàng hóa phục vụ người dân phòng chống dịch Covid-19", lãnh đạo thành phố cho biết.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. 

Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn. 

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp phân phối cũng đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30% - 50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. 

Hà Nội cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16

Hà Nội cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16

Tiêu điểm -  3 năm
Hà Nội tổ chức cách ly tập trung 21 ngày đối với người về từ 19 tỉnh thành phía Nam đang giãn cách xã hội từ 0h ngày 22/7, thay vì chỉ yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày như trước đó.
Hà Nội cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16

Hà Nội cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16

Tiêu điểm -  3 năm
Hà Nội tổ chức cách ly tập trung 21 ngày đối với người về từ 19 tỉnh thành phía Nam đang giãn cách xã hội từ 0h ngày 22/7, thay vì chỉ yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày như trước đó.
Hà Nội cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16

Hà Nội cách ly tập trung người về từ 19 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16

Tiêu điểm -  3 năm

Hà Nội tổ chức cách ly tập trung 21 ngày đối với người về từ 19 tỉnh thành phía Nam đang giãn cách xã hội từ 0h ngày 22/7, thay vì chỉ yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày như trước đó.

Thủ tướng: Phòng chống dịch Covid-19 là ưu tiên số 1 của Hà Nội

Thủ tướng: Phòng chống dịch Covid-19 là ưu tiên số 1 của Hà Nội

Tiêu điểm -  3 năm

Trong bối cảnh hiện nay, phòng chống dịch Covid-19 là ưu tiên số 1 của Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi "tình hình mới đòi hỏi cách tiếp cận mới, giải pháp và nhiệm vụ mới".

Sống chất giữa tâm điểm giáo dục, giải trí và tiện ích của khu Đông Hà Nội

Sống chất giữa tâm điểm giáo dục, giải trí và tiện ích của khu Đông Hà Nội

Bất động sản -  3 năm

Long Biên vốn là một vùng đất giàu lịch sử, giàu giá trị văn hóa của Thăng Long. Theo dòng chảy thời gian, vùng đất này đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi sẽ sớm trở thành một tâm điểm “New hub” mới của Thủ đô Hà Nội, đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp và người dân.

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Nguồn cung hạn chế, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển nhà ở cao hơn và giá thép tăng là nguyên nhân dẫn đến giá căn hộ chung cư tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  13 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  23 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  23 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 ngày

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Nhịp cầu kinh doanh -  40 phút

Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.

Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới

Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  44 phút

Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.

Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế

Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.

Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines

Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.

Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.

Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?

Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?

Hồ sơ kinh doanh -  2 giờ

Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Tài chính -  2 giờ

Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.