Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Phương Linh Chủ nhật, 04/07/2021 - 08:04

Nguồn cung hạn chế, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển nhà ở cao hơn và giá thép tăng là nguyên nhân dẫn đến giá căn hộ chung cư tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2021

Cụ thể, nửa đầu năm 2021, giá chào bán chung cư trên thị trường sơ cấp tại Hà Nội trung bình đạt 1.625 USD/m2 tăng 7% theo quý và 11% theo năm. Các dự án hạng B tăng mạnh nhất đạt mức 13% theo năm.

Đây là quý thứ 10 liên tiếp thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận sự tăng giá bán sơ cấp. Trước đó, từ năm 2017, giá chung cư sơ cấp đã tăng 14% mỗi năm tại quận Cầu Giấy, nơi có các cơ sở chăm sóc sức khỏe và giáo dục có chất lượng. 

Giá bán sơ cấp tại quận Long Biên tăng 12%/năm do vị trí gần khu trung tâm và những cải thiện về cơ sở hạ tầng gần đây, bao gồm nút giao thông kết nối đường Vành đai 3 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 2 đã mang lại lợi ích cho các dự án hạng B và C tại đây. Các quận/huyện Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoài Đức, Hoàng Mai, Thanh Trì cũng ghi nhận mức giá tăng.

Một trong những nguyên nhân đẩy giá chung cư Hà Nội tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021, theo Savills lý giải là do nguồn cung mới trên thị trường rất hạn chế, xuống mức thấp nhất trong năm năm qua. Trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ có một dự án mới và 6 dự án mở bán giai đoạn tiếp theo, cung cấp khoảng 1.600 căn hộ ra thị trường. Nguồn cung mới này giảm 60% theo quý và 74% theo năm. 

Trong bối cảnh lo lắng gia tăng do làn sóng Covid-19 thứ 4, các chủ đầu tư đã giảm quy mô mở bán. Nguồn cung sơ cấp giảm 13% theo quý và 27% theo năm xuống 21.300 căn.

Trong khi nguồn cung thấp kỷ lục thì thanh khoản vẫn khá khả quan. Số lượng căn bán trong quý đạt khoảng 4.800, tăng 4% theo quý với tỷ lệ hấp thụ đạt 23%, tăng 4 điểm % theo quý. Số lượng giao dịch hạng B và C chiếm 94%. Nguồn cung mới trong quý đạt tỷ lệ hấp thụ 46%.

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng cao

Từ năm 2017, giá sơ cấp đã tăng 14% mỗi năm tại quận Cầu Giấy, nơi có các cơ sở chăm sóc sức khỏe và giáo dục có chất lượng. Giá bán sơ cấp tại quận Long Biên tăng 12%/năm do vị trí gần khu trung tâm và những cải thiện về cơ sở hạ tầng gần đây, bao gồm nút giao thông kết nối đường Vành đai 3 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường vành đai 2 đã mang lại lợi ích cho các dự án hạng B và C tại đây. Các quận/huyện Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoài Đức, Hoàng Mai, Thanh Trì cũng ghi nhận giá tăng.

Một nguyên nhân khác khiến giá căn hộ tăng mạnh là do sự phát triển hạ tầng đã hỗ trợ tăng trưởng. Giai đoạn 2021-2025, ngân sách nhà nước dành 8,93 tỷ USD để đầu tư công trong, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2021, hai tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh – Hà Đông) sẽ đi vào hoạt động quý 3/2021, trong khi tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội) đoạn trên cao có thể sẽ đi vào hoạt động trong quý 4. Trong giai đoạn 2021-2025, bảy đường vành đai sẽ lần lượt đi vào hoạt động.

Chênh lệch về giá bất động sản giữa khu vực thành thị và vùng lân cận đang được thu hẹp do cơ sở hạ tầng cải thiện và các dự án ở xa sẽ có nhiều tiện ích đa dạng để bù đắp cho bất lợi về vị trí. Các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm kết nối đã và đang góp phần bao gồm đường Vành đai 3 mở rộng và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn, Savills Hà Nội, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng tại Hà Nội đang thu hẹp khoảng cách về giá giữa khu vực đô thị và lân cận. 

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đặt mục tiêu giảm dân số của khu vực, đồng thời khẳng định xu hướng phát triển chung cư hướng ra ngoài trung tâm và tạo điều kiện cho việc cải tạo, nâng cấp cũng như tạo ra các dòng sản phẩm cao cấp nâng tầm vị thế thị trường.

Cùng với sự mở rộng đô thị của Hà Nội, nguồn cung đã mở rộng từ các khu vực thành thị đến các huyện ngoại thành. Năm 2017, các huyện Hoài Đức và Thanh Trì cung cấp 6% nguồn cung. Trong 6 tháng đầu năm 2021, 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh chiếm 32% thị phần. Từ năm 2021 trở đi, các huyện ngoại thành sẽ cung cấp 27% nguồn cung.

Mặt khác, nguồn cung mới hạn chế và hàng tồn kho giá cao cũng khiến các chủ đầu tư chuyển hướng sang các tỉnh lân cận. Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã thúc đẩy nhu cầu nhà ở tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.

Sự phát triển của các trung tâm loại hai được cho là sẽ tiếp diễn. Xu hướng làm việc tại nhà sau Covid-19 có thể là một yếu tố góp phần. Tuy nhiên, theo bà Hằng, thực tế cho thấy người mua hiện nay ngày càng quan tâm về giá. Giá căn hộ sơ cấp trung bình ở Hưng Yên hiện thấp hơn khoảng 20% so với Hà Nội.

Chính vì vậy, các chủ đầu tư cần hết sức thận trong khi lựa chọn phân khúc phát triển căn hộ và đưa ra mức giá trên thị trường.

Trong năm 2021, Savills dự báo sẽ có 18 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của hai dự án sẽ cung cấp khoảng 14.300 căn hộ. Phần lớn sẽ là các dự án hạng B với 81% thị phần và nằm ở các quận Từ Liêm với 47%, Hoàng Mai với 23% và Long Biên với 11% thị phần.

Bên cạnh đó, việc Hà Nội lập Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 nhằm xác định nhu cầu về nhà ở của thành phố để xây dựng các loại hình nhà ở khác nhau và mối liên hệ giữa phát triển nhà ở với yêu cầu về phát triển đô thị cũng sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản.

Giá căn hộ liệu có giảm?

Giá căn hộ liệu có giảm?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Hàng loạt yếu tố quyết định đến giá nhà ở là quỹ đất khan hiếm, chi phí xây dựng tăng, dân số đông,… đang không ngừng củng cố cho đà tăng của giá nhà ở. Giá nhà ở không ngừng thiết lập mặt bằng giá mới. Xu hướng tăng giá trong những năm qua cho thấy giá nhà ở khó quay lại mức thấp.
Giá căn hộ liệu có giảm?

Giá căn hộ liệu có giảm?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm
Hàng loạt yếu tố quyết định đến giá nhà ở là quỹ đất khan hiếm, chi phí xây dựng tăng, dân số đông,… đang không ngừng củng cố cho đà tăng của giá nhà ở. Giá nhà ở không ngừng thiết lập mặt bằng giá mới. Xu hướng tăng giá trong những năm qua cho thấy giá nhà ở khó quay lại mức thấp.
Sức sống mới tại chung cư Bình Minh Garden

Sức sống mới tại chung cư Bình Minh Garden

Bất động sản -  3 năm

Sau khi chính thức cất nóc 5/2021, chung cư Bình Minh Garden ngày càng chứng tỏ ưu thế vượt trội và sức hút với đông đảo khách mua có nhu cầu ở thực. Bên cạnh đó, đây cũng là chọn lựa rót vốn của không ít nhà đầu tư trong thời điểm này.

Những rủi ro khi thay đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư

Những rủi ro khi thay đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư

Bất động sản -  3 năm

Nhiều chung cư hiện đang lựa chọn đơn vị quản lý dựa trên yếu tố cạnh tranh trong phí dịch vụ, song, những đơn vị này thường chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng vận hành mà về lâu dài sẽ tác động xấu tới tuổi thọ, giá trị của dự án.

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Bất động sản -  3 năm

Nhiều vụ mâu thuẫn giữa cư dân sinh sống trong chung cư với chủ đầu tư, ban quản trị trong việc quản lý vận hành, cũng như sử dụng phí bảo trì nhưng chưa được chính quyền giải quyết thấu đáo gây bức xúc.

Lưới bảo hộ chưa phải 'cây đũa thần' cho an toàn nhà chung cư

Lưới bảo hộ chưa phải 'cây đũa thần' cho an toàn nhà chung cư

Bất động sản -  3 năm

Theo bà Vũ Kiều Hạnh, Savills Hà Nội, việc lắp lưới bảo hộ không đủ để đảm bảo an toàn nhà chung cư. Để phòng tránh các tai nạn, sự cố xuất phát từ ban công và lô gia của căn hộ còn cần có vai trò của các ban quản lý, ban quản trị dự án.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  15 phút

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  18 phút

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  24 phút

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  22 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.