Tiêu điểm
Hà Nội, Đà Nẵng thí điểm điều trị F0 thể nhẹ, không triệu chứng tại nhà
Do số ca nhiễm mới có xu hướng tăng nhanh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ triển khai thí điểm điều trị, theo dõi sức khỏe F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế.
Từ ngày 21/11 đến 29/11, Hà Nội phát hiện 2.267 ca nhiễm, trong số này người đã tiêm hai mũi là 1.402 trường hợp (61,8%), 213 trường hợp tiêm một mũi (9,4%).
Tỷ lệ F1 chuyển thành F0 có xu hướng gia tăng nhanh. Cụ thể, giai đoạn từ 11/10 đến 29/11, toàn thành phố ghi nhận thêm 22.621 F1, trong đó 3.371 F1 chuyển thành F0. Như vậy, tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn này chiếm 14,9%; cao hơn so với tỷ lệ F1 chuyển thành F0 giai đoạn từ 29/4 đến 10/10.
Trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một số ổ dịch cộng đồng phức tạp, bùng phát nhanh, không rõ nguồn lây, liên quan nhiều đơn vị và nhiều sự kiện tập trung đông người.
Trước tình hình trên, tại cuộc họp chiều 29/11, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã nhất trí triển khai điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế.
Ngành Y tế chuẩn bị sẵn sàng phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị để hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị; thường xuyên cập nhật trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 của thành phố.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ cho học sinh cấp 3 đi học trực tiếp từ ngày 6/12/2021 và tiếp tục nghiên cứu cho học sinh cấp 2 tiếp tục đến trường sau khi hoàn thành việc tiêm phủ cho học sinh theo kế hoạch. Đồng thời nghiên cứu có phương án tầm soát y tế phù hợp để đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay trở lại trường.
Trước đó, Hà Nội đã công bố phương án tổ chức điều trị đáp ứng 100.000 ca bệnh. Lãnh đạo thành phố cho hay, nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, Hà Nội sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0. Trong đó, Bệnh viện thành phố cấp độ 1; bệnh viện tuyến quận, huyện cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn cấp độ 3; cấp độ 4 là điều trị tại nhà (khi quá tải hoặc theo phương án thí điểm).
Về điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại cơ sở (trạm y tế lưu động), đến ngày 29/11 đã có 4 huyện triển khai, trong đó Hoài Đức 39 ca; Sóc Sơn 8; Mỹ Đức 7; Thanh Trì 2.
Từ đầu tháng 12 tới, tất cả các địa phương còn lại ở Hà Nội sẽ thu dung, điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại cơ sở.
Về cách ly F1 tại nhà, các quận, huyện đã rà soát hơn 1,9 triệu hộ dân ở 26 quận, huyện và ghi nhận 778.781 hộ đủ điều kiện; hiện 5.585 F1 ở Hà Nội đang cách ly tại nhà.
Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Đà Nẵng cũng ra văn bản thí điểm cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà hoặc nơi lưu trú, thời gian trong tháng 12/2021.
Sau thời gian thí điểm, Sở Y tế Đà Nẵng sẽ sơ kết và tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố xem xét, quyết định triển khai rộng rãi phù hợp với năng lực đáp ứng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Đà Nẵng đã triển khai Ứng dụng hỗ trợ người cách ly và một số ứng dụng khác với F1 cách ly tại nhà. Do đó, lãnh đạo thành phố giao Sở Thông tin và truyền thông tiếp tục triển khai các ứng dụng quản lý, giám sát, theo dõi sức khỏe F0 đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà.
Hiện Đà Nẵng ở cấp độ dịch 2 (vùng vàng), với số bệnh nhân mắc Covid-19 trong 3 ngày qua giao động trên 65-66 ca. Thành phố đã tiêm vaccine mũi một cho hơn 98% người trên 18 tuổi; trên 75 % người đã được phủ đủ hai mũi vaccine.
Hà Nội dừng việc tăng cường kiểm soát người đến từ tỉnh thành khác
Hà Nội dừng việc tăng cường kiểm soát người đến từ tỉnh thành khác
Hà Nội bỏ yêu cầu cách ly tại nhà với người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 về từ khu vực nguy cơ cao (cấp 3, 4), tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An…, sau hai ngày ban hành quy định.
Hà Nội tăng cường kiểm soát người đến từ các tỉnh thành
Người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh về từ khu vực nguy cơ cao (cấp 3, 4), tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Long An… phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, thay vì chỉ tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Điểm đến mới của cộng đồng người Nhật tại Hà Nội
Với lợi thế về cảnh quan mang đậm giá trị văn hoá Phù Tang và hệ sinh thái đáp ứng tốt tiêu chuẩn sống cao cấp, phân khu The Sakura thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City là lựa chọn hàng đầu của cộng đồng người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Cơ hội phục hồi kinh tế Hà Nội ngày càng rõ nét
Chủ tịch TP. Hà Nội cho rằng càng về cuối năm 2021, cơ hội và triển vọng phục hồi kinh tế Hà Nội càng trở nên rõ nét.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.