Tiêu điểm
Cơ hội phục hồi kinh tế Hà Nội ngày càng rõ nét
Chủ tịch TP. Hà Nội cho rằng càng về cuối năm 2021, cơ hội và triển vọng phục hồi kinh tế Hà Nội càng trở nên rõ nét.
Cơ cấu đầu tư xã hội đang dịch chuyển rõ nét từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Trong đó, kinh tế tư nhân đang đóng góp 50% GRDP của TP. Hà Nội, giải quyết khoảng 83% tổng số lao động xã hội. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ, khu vực này dần trở thành một động lực quan trọng cho kinh tế Thủ đô.
Với phương châm sức khỏe của doanh nghiệp là sức khỏe của nền kinh tế, xác định ngoại lực đến từ nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng, nội lực đến từ các doanh nghiệp trong nước là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững, tính tự chủ của nền kinh tế, chính quyền thành phố Hà Nội tiếp tục đưa ra lời cam kết luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp tại hội nghị ngày 6/11 “Đối thoại, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn TP. Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19”.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trước hội nghị này, thành phố đã rà soát 22 dự án còn vướng mắc để chỉ đạo. Đến nay đã hoàn thành thủ tục cấp, điều chỉnh cho 9 dự án, dự kiến trong nửa đầu tháng 11 hoàn thành thủ tục cấp phép cho 13 dự án còn lại; đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng ít nhất 20 cụm công nghiệp năm 2021; 18 cụm công nghiệp trong đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ tiếp tục ứng dụng, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Về tình hình dịch Covid-19, ông Quyền cho biết tuy vẫn còn nguy cơ cao nhưng thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, mọi hoạt động kinh tế - xã hội đang dần trở lại trạng thái bình thường mới.
Ngày 1/11, UBND TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 2022 và 2023. Kế hoạch đề ra 3 mục tiêu chính, trong đó có hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kế hoạch cũng đã đề ra 5 nhóm giải pháp. Trong nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thành phố quyết tâm thực hiện nhanh nhất, đầy đủ nhất các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp; hỗ trợ lưu thông hàng hóa và đi lại; hỗ trợ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời, thực hiện các cơ chế chính sách của thành phố.

Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nhận định “càng về cuối năm, cơ hội và triển vọng phục hồi kinh tế Hà Nội càng trở nên rõ nét”. Khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát chủ động hơn; tỷ lệ phủ vaccine tăng nhanh; sức chống chịu khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp đã được thử thách, không ít doanh nghiệp đã thích ứng, từng bước vượt qua; Chính phủ đang có những chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tiễn để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.
Lãnh đạo thành phố cam kết sẽ luôn đồng hành, quyết liệt để tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 để tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới, xây dựng Hà Nội trở thành một Thủ đô thông minh, hiện đại.
Kiến nghị từ phía các doanh nghiệp
Về phía doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho rằng nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ và thành phố được đánh giá hữu ích nhưng còn khoảng cách khá xa từ chủ trương đến triển khai thực tế.
Đặc biệt, vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động được đánh giá là chính sách khó tiếp cận nhất vì nhiều điều kiện đi kèm.

Theo ông Quốc Anh, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, do đó các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, thành phố tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm các chi phí mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu; có các gói giải pháp hỗ trợ về chính sách, tài chính, đào tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ.
Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội cho biết, một trong các lĩnh vực trọng yếu của kinh tế Thủ đô hiện nay là các sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt doanh thu gần 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD; với 80.000 lao động. Năm 2021, 77 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội đã nộp thuế 8.000 tỷ đồng.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ông Sơn kiến nghị thành phố cần nhanh chóng có ngay các giải pháp cụ thể hóa Nghị quyết 128 của Chính phủ. Đồng thời, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm và nâng tỷ lệ bao phủ vaccine đối với các doanh nghiệp; có các hướng dẫn cụ thể hơn về y tế tại chỗ, nhất là hướng dẫn cách ly y tế khi phát hiện có các ca F0, F1, tránh tình trạng bị đóng cửa toàn bộ nhà máy…
Bên cạnh đó, có các chính sách tài chính, tài khóa như việc miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, giãn nợ, xóa nợ, cơ cấu lại nguồn vay, giãn nộp tiền BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, rút ngắn thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu xuống 15 năm, tiến tới xuống 10 năm…
Theo ông Sơn, thành phố cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; cần có những giải pháp quyết liệt hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia.
Ngoài ra, khi xét duyệt sản phẩm công nghiệp chủ lực, thành phố cần đề cao tiêu chí về công nghệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kiến nghị thành phố tiếp tục đẩy nhanh thủ tục giải quyết thủ tục hành chính, qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng, khởi công các dự án; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành công nghiệp kinh tế, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế Thủ đô.
Theo bà Nga, tại Việt Nam, ngành này đang chiếm 3% GDP, riêng Hà Nội chiếm 3,7% GRDP là chưa xứng với tiềm năng của Thủ đô – điểm đến hàng đầu của thế giới. Do đó, thành phố cần đưa du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô.

Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị, Hà Nội cần có những công trình mang dấu ấn đặc trưng của Hà Nội.
BRG có góp vốn để xây dựng một công trình vui chơi trong nhà Hello Kitty tại quận Tây Hồ. Mặc dù dự án đã hoàn thành thiết kế, đặt nhiều thiết bị từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai xây dựng do vướng mắc về đất đai.
Do đó, tập đoàn kiến nghị các cơ quan chức năng thành phố hỗ trợ dự án sớm được triển khai để phục vụ tốt nhu cầu vui chơi của trẻ em, thanh thiếu niên Thủ đô và khách du lịch.
Bà Nga cũng đề xuất giảm giá điện cho sân golf bởi lĩnh vực này cũng bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 kiến nghị để duy trì sản xuất liên tục, đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp có y tế cơ sở trong điều trị F0 để không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, không phong tỏa cả nhà máy.
Bên cạnh đó, thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất cho y tế cơ sở vì thực tế y tế cơ sở đã phát huy hiệu quả trong khám chữa bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình phục hồi, chuyển đổi số, Hà Nội có chính sách đặc thù trong chuyển đổi số, phục hồi kinh tế, ưu tiên đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
Phản ánh về giá thành hiện nay của các doanh nghiệp trong nước cao hơn của các doanh nghiệp Trung Quốc từ 15-20% do có các chi phí phát sinh, đặc biệt liên quan đến đầu tư xây dựng, ngân hàng, logistics… ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse kiến nghị các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa các thủ tục, tập trung giải quyết dứt điểm các thủ tục còn tồn đọng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Phú cho biết các luật chồng chéo khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, điển hình như doanh nghiệp chưa xin phép xây dựng được nhà máy do vướng quy định của tỉnh Hà Tây cũ…và mong muốn thành phố tháo gỡ khó khăn.
“Hiện Hà Nội có hơn 200.000 doanh nghiệp. thành phố cần có hệ thống số hóa để ghi nhận các công việc, kiến nghị của doanh nghiệp để có thời hạn trả lời cho doanh nghiệp việc gì được, việc gì không được, để cả đề xuất ý kiến của các doanh nghiệp nhỏ cũng được giải quyết”, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse kiến nghị thêm.
Liên quan đến những kiến nghị trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, đại diện Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch Đường sắt Sông Hồng cho rằng các doanh nghiệp dịch vụ du lịch đang "đứng ngoài" chính sách hỗ trợ của thành phố trong giai đoạn dịch Covid-19, đặc biệt là chính sách miễn giảm thuế, vay vốn, hỗ trợ chi phí thuê văn phòng… Doanh nghiệp băn khoăn về các giải pháp, kế hoạch mở cửa du lịch đón khách cũng như các giải pháp kích cầu cho ngành dịch vụ du lịch trong thời gian sắp tới.
Một trong những nhóm vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp sản xuất gặp phải là giá nguyên liệu đầu vào cao làm tăng giá thành sản xuất. Đại diện Công ty cổ phần In Phúc Thành mong muốn thành phố sớm đưa ra giải pháp ổn định giá, góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó, việc chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính càng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.
Do đó, ông Phạm Văn Khương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup bày tỏ hi vọng, sau hội nghị này, thành phố sẽ có những chỉ đạo sâu sát nhằm đẩy nhanh hơn nữa trong công tác cải cách hành chính để doanh nghiệp tiếp cận các trả lời bằng văn bản, văn bản liên thông trong thời gian ngắn nhất, có thể đạt được trong 5-7 ngày. Cần phát động phong trào thi đua giữa các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về nội dung này…
Hà Nội đưa ra lời cam kết mạnh mẽ dành cho nhà đầu tư nước ngoài
Hà Nội công bố đang ở cấp độ dịch 2
Toàn TP. Hà Nội ở cấp độ dịch 2 – màu vàng (nguy cơ trung bình), riêng xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai ở cấp độ dịch 3 - màu cam (nguy cơ cao).
Kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em ở Hà Nội
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm đủ mũi vaccine Covid-19 cho trên 95% trẻ em từ 12 – 17 tuổi trên địa bàn trong quý IV/2021 và quý I/2022.
Hà Nội dự kiến đặt 87 trạm thu phí với xe vào trung tâm
Hà Nội dự kiến đặt 87 trạm thu phí giảm ùn tắc giao thông đối với xe vào trung tâm Hà Nội tại 68 vị trí với khung mức phí 50.000 - 100.000 đồng mỗi lượt.
Hà Nội đưa ra lời cam kết mạnh mẽ dành cho nhà đầu tư nước ngoài
“Hà Nội sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực”; “tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp” là những lời cam kết mà chính quyền Hà Nội dành cho doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.