Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội ban hành kế hoạch 55/KH-UBND về thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2021 trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội đưa ra các chỉ tiêu đến hết năm 2021, bao gồm tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hành lối sống, sản xuất, tiêu dùng bền vững đạt 70% tại các quận, huyện, thị xã, 80% tại các cụm, khu công nghiệp và 50% tại các làng nghề.
Các nội dung sản xuất, tiêu dùng bền vững cũng được khuyến khích lồng ghép vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp.
Cùng với đó, Hà Nội quyết tâm loại bỏ 100% bao bì nhựa, ni lông dùng một lần, khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, thay thế bằng bao bì thân thiện với môi trường. Các sản phẩm thân thiện với môi trường, được chứng nhận bằng nhãn dán sinh thái cũng được khuyến khích, ưu tiên phân phối tại siêu thị và trung tâm thương mại, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
Để đạt được những mục tiêu kể trên, Hà Nội đề ra 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai.
Đầu tiên, đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững, thông qua việc xây dựng tài liệu, phổ biến chính sách pháp luật, các mô hình, thực hành tốt về sản xuất tiêu dùng bền vững cũng như tài liệu hướng dẫn thảm thiểu, thu gom, tái sử dụng rác thải, hướng dẫn sử dụng nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về lợi ích của sản xuất bền vững, tuyên truyền sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
Thứ hai, thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm, tiến hành từ việc đánh giá hiện trạng mạng lưới liên kết trong chuỗi giá trị ở các nhóm ngành, từ đó xây dựng mạng lưới liên kết sản xuất và tiêu dùng bền vững theo chuỗi ngành.
Cùng với đó, hỗ trợ về kỹ thuật, phương pháp, công cụ quản lý để áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững cho doanh nghiệp sản xuất và phân phối.
Thứ ba, phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững thông qua xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết giữa nhà cung ứng, nhà bán lẻ sản phẩm bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm bền vững tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế.
Cuối cùng, thực hiện lồng ghép nội dung của kế hoạch với các đề án, chương trình, kế hoạch hiện đang được triển khai như Quản lý và phát triển hoạt động logistic, Phát triển thương mại điện tử, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình khuyến công…
Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch lấy từ một phần ngân sách nhà nước, cùng với vốn viện trợ, tài trợ và đầu tư tư nhân.
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 được Chính phủ ban hành vào tháng 6/2020, với mục tiêu tổng quát bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích các sản phẩm thân thiện với môi trường, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới sáng tạo, tạo việc làm ổn định, việc làm xanh, đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.