Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Thuộc danh mục các dự án trọng điểm dầu khí và nguồn điện chậm triển khai, chuỗi khí điện LNG Thị Vải đang vấp phải nhiều trở ngại đặc biệt về vốn và tiến độ theo như kỳ vọng của Chính phủ.
LTS: Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng, nhưng các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia vẫn chậm trễ kéo dài với nhiều vướng mắc nan giải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều vấn đề và các bên liên quan, tuy nhiên, các nút thắt chính nằm ở thủ tục, phê duyệt cơ chế, thu xếp vốn, xử lý chuyển đổi chủ đầu tư. Nếu trạng thái này tiếp tục tiếp diễn thì trọng trách "mũi nhọn của nền kinh tế" và đảm bảo an ninh năng lượng... sẽ đặt trong tình trạng đáng lo ngại.
TheLEADER khởi đăng chuyên đề "Tương lai nào cho siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?" nhằm thông tin tới bạn đọc về bức tranh toàn cảnh phát triển các dự án dầu khí trọng điểm quốc gia thuộc trách nhiệm đầu tư, phát triển của PVN.
Bài 5: Hai bài toán của chuỗi khí điện LNG Thị Vải
Chuỗi dự án khí điện LNG Thị Vải gồm 2 dự án thành phần: Kho cảng nhập LNG Thị Vải và nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4.
Đặt tại khu công nghiệp Cái Mép (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), dự án kho chứa LNG Thị Vải do PVGas làm chủ đầu tư với tổng giá trị khoảng 286 triệu USD (dự toán xây dựng khoảng 248 triệu USD). Với quy mô công suất 1-3 triệu tấn/năm, dự án có tiến độ vận hành dự kiến trong năm 2022.
Tiến độ tổng thể của chuỗi dự án xây dựng trên nguyên tắc các dự án thành phần được triển khai đồng bộ, đảm bảo mục tiêu đi vào hoạt động từ quý IV/2023.
PVN cho biết, tới giữa năm 2022, dự án LNG 1 triệu tấn/năm có tiến độ tổng đạt khoảng 95% (trong đó gói thầu EPC đạt khoảng 94-95%). Giai đoạn 2 của dự án (nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm) sẽ phù hợp với tiến độ các nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 và việc xác định các hộ tiêu thụ chính khác cho dự án.
Trước đó, tháng 11/2021, PVGas đã trình Bộ Công thương thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) và dự án đang ở trạng thái hoàn thiện/bổ sung hồ sơ để thẩm định. PVN thông tin chuẩn bị thực hiện đấu thầu mua LNG phục vụ công tác chạy thử và vận hành kho cảng, cũng như xây dựng kịch bản tiêu thụ LNG khi chưa có nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 nhằm nâng cao hiệu quả dự án.
Như vậy, tiến độ triển khai dự án kho cảng LNG Thị Vải tương ứng, gắn liền đồng bộ với tiến độ nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.
Nhơn Trạch 3&4 giữ vai trò là dự án quan trọng quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII được Chính phủ giao cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư với quy mô công suất 1.500MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên ở Việt Nam.
Trong các lần rà soát, điều chỉnh trình Thủ tướng dự thảo quy hoạch điện VIII vừa qua, Bộ Công thương đề xuất thực hiện 2 dự án vào thời gian 2021-2025, tiến độ dự kiến 2025.
Đáng chú ý, Nhơn Trạch 3&4 thuộc danh mục 8 dự án trọng điểm nguồn điện (tổng công suất 11.400MW, do PVN làm chủ đầu tư) gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (2020-2021).
Ba năm trước, theo Bộ Công thương xác định, để tăng cường khả năng cung cấp điện, nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 đỏi hỏi đảm bảo tiến độ trong thời gian 2023-2024 (cùng với một số dự án nguồn điện lớn khác). Tuy vậy, bài toán tiến độ của Nhơn Trạch 3&4 vẫn đặt ra nhiều khó khăn.
Những vướng mắc tồn tại của chuỗi dự án khí – điện LNG Thị Vải chủ yếu xoay quanh việc vay vốn, ký kế thỏa thuận thương mại, hợp đồng mua bán điện cũng như chờ đợi quy hoạch điện VIII được phê duyệt...
Cụ thể, tính tới giữa 2022, dự án đã đạt được một số đầu mục công việc như: ký hợp đồng EPC (giữa PV Power và liên danh nhà thầu Samsung + Lilama), tiến độ san lấp mặt bằng đạt 92%; hợp đồng PPA đã được ký tắt (giữa PV Power và EPTC)…
Đáng chú ý là vấn đề thu xếp vốn, theo đó, PVN cho biết đã thu xếp đủ 100 triệu USD để đặt cọc cho hợp đồng EPC vào cuối năm và triển khai các công việc khác để đủ vốn phục vụ xây dựng nhà máy. Đồng thời PVPower đang thực hiện cung cấp các tài liệu dự án và trả lời các câu hỏi thẩm định của các tổ chức tín dụng cho vay vốn theo yêu cầu.
Một trong những đề xuất của PVN nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án, là cho phép các bên thống nhất quy định trong hợp đồng mua bán điện về sản lượng điện hợp đồng với thời hạn trong khoảng 15 năm (tương ứng với khoảng thời gian vay vốn bao gồm 12 năm vay và 3 năm ân hạn) với giá trị Qc (sản lượng điện) hàng năm tương đương với khoảng tối thiểu 90% sản lượng điện thiết kế.
Đầu năm 2023, Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí đặt ra một số yêu cầu cụ thể với dự án như sau: đề nghị PV Power, PVGas phối hợp EVN khẩn trương hoàn tất đàm phán, ký các thỏa thuận thương mại (GSA, PPA) chậm nhất trong tháng 1/2023, không làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể, hiệu quả của chuỗi dự án.
Quy hoạch điện VIII được phê duyệt mới có cơ sở điều chỉnh quy hoạch đường dây truyền tải 220kV nhà máy điện Nhơn Trạch 3 – rẽ Mỹ Xuân – Cát Lái thay thế cho đường dây truyền tải 220kV nhà máy điện Nhơn Trạch 3 – Thủ Đức (vấn đề này đã được PVN nhắc tới từ giữa 2022).
Về vấn đề huy động vốn của PV Power phục vụ nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 cho thấy chưa có tín hiệu tích cực.
Cụ thể, thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh 2023, ít nhất 2 lần PV Power đã nhắc tới khả năng huy động vốn cho nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4.
Đối với việc thu xếp nguồn vốn vay thương mại nước ngoài và vốn vay ECA của các tổ chức tài chính thế giới trong năm 2023, PV Power cho biết gặp nhiều khó khăn do dự án Nhơn Trạch 3&4 không thuộc đối tượng được Chính phủ bảo lãnh khoản vay.
Đây là dự án LNG đầu tiên của Việt Nam, vì vậy các ngân hàng đều đặt vấn đề đối với tính hiệu quả của dự án. Việc chưa có được sản lượng Qc cố định trong suốt thời gian vay vốn (15 năm) đang là một thách thức đối với quá trình thu xếp vốn của dự án và PV Power.
Mặt khác, theo PV Power, các ECAs chưa từng cấp bảo hiểm cho bất kỳ khoản vay nào không có bảo lãnh Chính phủ. Do đó, việc thực hiện cấp bảo hiểm cho dự án như thế nào để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho bên cấp bảo hiểm thì các đơn vị ECAs phải phối hợp chặt chẽ với bên cho vay: Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian để các ECAs xem xét và đưa ra quy trình thực hiện.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.