Đại biểu Quốc hội lý giải bệnh 'chậm lớn' của doanh nghiệp tư nhân

Minh Anh Chủ nhật, 27/05/2018 - 08:43

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng, Với tình trạng sức khỏe cùng với sự quá tải, gánh nặng về chi phí, thủ tục rào cản do mô hình nhỏ lẻ, năng lực, trình độ quản trị thì căn bệnh kinh niên chậm lớn sẽ khó có thể chữa.

Để tăng trưởng kinh tế không còn phụ thuộc vào FDI?

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So, năm 2017 khép lại với đột phá về tăng trưởng GDP lên tới 6,81%, trở thành đòn bẩy của GDP quý I/2018 tăng trưởng ngoạn mục với 7,38%. Trong đó đóng góp quan trọng của khối FDI đạt 13,9%, trong khi 2017 chỉ đạt 7,8%. Riêng Samsung với giá trị xuất khẩu điện thoại di động, linh kiện đã tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2017. 

Kết quả trên như một bức tranh màu sáng nổi bật, ghi nhận nỗ lực quyết tâm của Chính phủ trong công tác điều hành kinh tế - xã hội, tạo được niềm tin cho nhân dân. Tuy vậy, nhìn những con số tăng trưởng, mức tăng trưởng trên liệu có thể tạo đà cho nền kinh tế tăng tốc năm 2018. Sức khỏe của doanh nghiệp và đời sống của người dân có thực sự được cải thiện song hành với tăng trưởng GDP, ông So đặt câu hỏi.

Đại biểu Quốc hội lý giải bệnh 'chậm lớn' của doanh nghiệp tư nhân
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So, tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại hội trường Quốc hội.

Trong khi đó, vị đại biểu này cho rằng, một trong ba vấn đề mũi nhọn để giải quyết bài toán bền vững của nền kinh tế, phát triển doanh nghiệp tư nhân, năng suất lao động và hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp là phát triển kinh tế tư nhân.

Một điểm nhấn quan trọng năm 2017 là khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 10 xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Chính phủ đã có các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 cải thiện môi trường kinh doanh, tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, tăng cả về số lượng và vốn. 

Tuy nhiên, hiện chỉ có 56% doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động và cũng chỉ có 47,3 hoạt động có lãi. Trong kết cấu phần vượt thu ngân sách cũng chủ yếu về tài nguyên đất, dầu thô, cổ tức và lợi nhuận còn lại của các doanh nghiệp nhà nước mà không phải xuất phát từ khu vực sản xuất kinh doanh, kinh tế tư nhân vẫn như một đội quân thuyền thuyền thủng gặp gió sẽ khó mà chịu được. 

Với tình trạng sức khỏe cùng với sự quá tải, gánh nặng về chi phí, thủ tục rào cản do mô hình nhỏ lẻ, năng lực, trình độ quản trị thì căn bệnh kinh niên chậm lớn sẽ khó có thể chữa, ông So nhận định.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng cho rằng, việc báo cáo của Uỷ ban kinh tế đánh giá mô hình tăng trưởng chưa rõ nét. Việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối và đóng góp từ vốn đầu tư, xuất khẩu nước ngoài là “chính xác”.

“Giờ này năm ngoái khi Samsung gặp lỗi kỹ thuật về pin, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu bất ổn, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội cho phép tăng trữ lượng khai thác. Chính phủ luôn lựa chọn giải pháp đó trong những trường hợp như thế này”, đại biểu tỉnh Bình Dương nói.

Giảm chi phí cho doanh nghiệp

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So cho rằng cần giải quyết 4 vấn đề.

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cơ chế cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, đặc biệt là giấy phép con cháu. Chỉ tính các chi phí thực hiện 5.917 điều kiện kinh doanh chuyên ngành tại các cửa khẩu thì mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 18,6 triệu ngày công với chi phí là 14.300 tỷ đồng. 

Do đó, cần sớm đồng bộ và hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính công và tài chính công như cách làm của Singapore. Thay vì đặt ra quá nhiều điều kiện trói buộc doanh nghiệp thì họ quản lý nghiêm túc và giám sát, phát hiện sai để xử lý kịp thời.

Thứ hai, đầu tư thiết kế hạ tầng trúng đích, tăng cường kết nối hệ thống giao thông mạng thông tin xây dựng các trung tâm kiểm định, những thành phố đáng sống, đặc khu kinh tế có mức độ tự chủ cao, nhằm giảm chi phí logistic đang ở mức quá cao, gấp 2 lần các nước phát triển và đứng đầu trong khu vực là 20,9% GDP, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba, tạo môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng, đoạn tuyệt hoàn toàn với phân biệt đối xử trên thực tế khu vực kinh tế tư nhân, đẩy mạnh cổ phần hóa, tất cả các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chức năng kinh doanh, bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu tư nhân về tài sản để yên tâm kinh doanh lâu dài, phát triển một cách lành mạnh.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân với gói tín dụng lãi suất thấp, mở rộng kênh hỗ trợ vốn, hỗ trợ với mô hình quản trị đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ công nghệ, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng.

Thuế phí đè nặng khiến bệnh "chậm lớn" của doanh nghiệp tư nhân khó chữa 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Còn theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách nhà nước đã nêu rõ về những khó khăn, tồn tại như tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chuyển đổi mô hình kinh tế đã có chuyển biến song chưa thật rõ nét, môi trường kinh doanh còn nhiều rào cản cần được tháo gỡ. 

Điều này dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, độ mở của nền kinh tế rất lớn cần được kiểm soát trong điều kiện xuất hiện tình trạng bảo hộ kinh tế của một số quốc gia.

Các đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến cải cách hành chính, cải cách bộ máy, cải cách tư pháp, công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Các đại biểu đề nghị phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp, tinh gọn bộ máy và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018, Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2018 ước đạt 7,38% là mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây, với đà này có thể đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm. Đây là kết quả từ nỗ lực và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương vào sự cố gắng của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp ngay từ đầu năm.

Trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục rà soát làm rõ các yếu tố chất lượng tăng trưởng, tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện hạn chế kinh doanh không cần thiết, tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, ông Hiển nhấn mạnh.

Quyết tâm loại bỏ rào cản để phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Quyết tâm loại bỏ rào cản để phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  7 năm
Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017 tập trung vào đối thoại giữa Chính phủ, đại diện các bộ ngành, địa phương, khu vực tư nhân về ba ngành mũi nhọn nông nghiệp, du lịch và kinh tế số.
Quyết tâm loại bỏ rào cản để phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Quyết tâm loại bỏ rào cản để phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  7 năm
Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017 tập trung vào đối thoại giữa Chính phủ, đại diện các bộ ngành, địa phương, khu vực tư nhân về ba ngành mũi nhọn nông nghiệp, du lịch và kinh tế số.
Vì sao gần 50% doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ

Vì sao gần 50% doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ

Tiêu điểm -  6 năm

Khu vực tư nhân hiện nay đang gặp phải một số rào cản phát triển, đặc biệt là các rào cản đến từ sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế phí hải quan đối với Nhà nước.

Tập đoàn tư nhân ồ ạt mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước

Tập đoàn tư nhân ồ ạt mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp -  6 năm

Làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang tạo cơ hội cho nhiều tập đoàn tư nhân kiểm soát các công ty nhà nước và tạo thêm lợi ích cho chuỗi giá trị hoạt động của họ.

Hải Phòng muốn xây nhà ga thứ 2 sân bay Cát Bi bằng vốn tư nhân

Hải Phòng muốn xây nhà ga thứ 2 sân bay Cát Bi bằng vốn tư nhân

Đầu tư -  6 năm

Dự kiến đến năm 2020 sân bay Cát Bi sẽ phục vụ 5 triệu lượt hành khách mỗi năm.

Doanh nghiệp tư nhân muốn kiểm soát dự án nước sạch sông Đà

Doanh nghiệp tư nhân muốn kiểm soát dự án nước sạch sông Đà

Doanh nghiệp -  6 năm

Công ty Năng lượng GELEX muốn nắm trên 65% cổ phần tại Viwasupco, đơn vị đang sở hữu và vận hành dự án nước sạch sông Đà.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".