Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Phạm Sơn Chủ nhật, 26/02/2023 - 10:04

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên cơ sở cân bằng, hài hòa với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp là tinh thần xuyên suốt việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Bảo vệ người tiêu dùng chặt chẽ hơn

Thời gian gần đây, thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân Slim Be được rao bán phổ biến trên các trang web thương mại điện tử, thu hút người tiêu dùng với một loạt lời quảng cáo hấp dẫn như “tác dụng thần kỳ”, “giảm cân dễ dàng hơn bao giờ hết”. Tuy nhiên, loại thực phẩm chức năng này đã nhiều lần bị báo đài phản ánh là chứa chất cấm và đã bị thu hồi giấy chứng nhận GMP.

Không chỉ Slim Be mà nhiều loại thực phẩm chức năng khác, được người bán quảng cáo không khác gì thần dược, thậm chí sử dụng hình ảnh cắt ghép, mạo danh người nổi tiếng, mạo danh đơn vị thông tấn uy tín để bán hàng.

Những hiện tượng tương tự như vậy không phải là điều hiếm gặp, đặc biệt trong thời đại thương mại điện tử “lên ngôi”. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng giả, hàng kém chất lượng đang xuất hiện ngày càng phổ biến, thậm chí lấn át hàng chất lượng.

Khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng không chỉ bị tiêu tốn thời gian, tiền bạc mà còn có khả năng bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thế nhưng, đa số người tiêu dùng khi mua phải hàng kém chất lượng đều phản ứng bằng cách… tặc lưỡi cho qua, bởi rất khó để khiếu nại và hầu như không thể đòi được quyền lợi.

Từ góc độ đó, góp ý cho dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), bà Hạnh nhấn mạnh, cần phải có chương riêng quy định về phương thức xử lý hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

3 xu hướng trong hành vi người tiêu dùng Việt

Nhìn nhận vấn đề này, theo bà Trần Kiều Dung, Chánh văn phòng Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA), một chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe không chỉ hạn chế hành vi lừa gạt khách hàng mà còn đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.

Tuy nhiên, hiện nay, dự thảo luật mới chỉ đưa ra phương thức giải quyết bằng hòa giải, một phương thức được bà Dung nhận xét là “chỉ mang tính hình thức”. Thiếu quy định xử phạt để cho những hành vi mua gian bán lận xuất hiện nhan nhản, đại diện FFA thẳng thắn nêu quan điểm, dường như người tiêu dùng đang bị bỏ rơi.

Từ đó, bà Dung đề nghị cần phải xử phạt thật nghiêm khắc, bao gồm các hình thức như thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, tịch thu lợi nhuận từ hành vi vi phạm, công khai vi phạm, thậm trí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Hoàng Văn Sơn, Giám đốc Văn phòng luật sư VNC nêu đề xuất, danh sách hành vi bị cấm trong dự thảo luật cần bổ sung thêm hành vi ép buộc người tiêu dùng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình phải mua thêm hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác, lấy đơn cử là hiện tượng người vay tiền ở ngân hàng bị ép mua thêm bảo hiểm.

Còn theo bà Phan Thị Hương Giang, Giảng viên Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự thảo luật đưa ra trách nhiệm của người tiêu dùng là phải “kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi nhận theo quy định của pháp luật”.

Bà Giang lập luận, quy định này khiến tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền cho phép hoặc không cho phép người mua kiểm tra sản phẩm trước khi nhận, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua.

Hài hòa với lợi ích của doanh nghiệp

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, VCCI đã công bố bộ quy định đạo đức doanh nhân, với những quy tắc như kinh doanh minh bạch, liêm chính… cũng chính là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhìn nhận dưới góc độ doanh nghiệp, phục vụ tốt người tiêu dùng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do đó, trong bối cảnh những hình thức kinh doanh phi truyền thống ngày càng trở nên đa dạng, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo phương châm bảo đảm cả quyền và lợi ích của các bên.

Mặt khác, theo lãnh đạo Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, trong bối cảnh mới, xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi. Đây là nội dung quan trọng cần được thêm vào dự thảo luật, giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bền vững, có trách nhiệm dựa trên tinh thần phục vụ tốt người tiêu dùng.

Ghi nhận ý kiến đóng góp từ các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học và đại diện cộng đồng doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhận định, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần hài hòa quyền lợi cũng như trách nhiệm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng, tránh tạo gánh nặng lệch về một phía cho doanh nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu cơ quan soạn thảo phải rà soát tính đồng bộ của dự thảo luật, tránh chồng chéo, đảm bảo tính khả thi cao.

3 xu hướng trong hành vi người tiêu dùng Việt

3 xu hướng trong hành vi người tiêu dùng Việt

Tiêu điểm -  1 năm

Sự lạc quan của người tiêu dùng đang trên đà hồi phục, đi kèm với đó là sự trở lại mạnh mẽ đối với các hoạt động mua sắm nhưng chuyển hướng sang chi tiêu tuỳ thích cho giải trí và phong cách sống thay vì tích trữ mặt hàng thiết yếu, chú trọng chất lượng và thương hiệu thay vì chỉ tập trung vào giá và tiếp tục chuyển dịch sang các kênh mua hàng hiện đại.

Fundiin - Phá bỏ giới hạn tài chính tiêu dùng

Fundiin - Phá bỏ giới hạn tài chính tiêu dùng

Khởi nghiệp -  1 năm

Dù gần giống như thẻ tín dụng hay nhiều phương thức trả góp khác với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm theo hướng thuận lợi hơn, nền tảng mua trước trả sau Fundiin đã phá bỏ một số giới hạn của lĩnh vực tài chính tiêu dùng truyền thống, với đích đến cuối cùng là đưa tới khách hàng trải nghiệm nhanh nhất, thuận tiện nhất với mô hình ‘không phí, không lãi’.

Đề xuất xử lý người tiêu dùng cố ý hạ bệ uy tín người kinh doanh

Đề xuất xử lý người tiêu dùng cố ý hạ bệ uy tín người kinh doanh

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Thông thường, trong công cuộc bảo vệ người dùng, đối tượng bị xử lý hầu hết là các tổ chức kinh doanh, nhà cung cấp. Trong khi đó, trên thị trường, một số người tiêu dùng đang lợi dụng quyền hạn của mình để nói sai sự thật, hạ bệ nhà cung cấp nhưng pháp luật lại chưa có chế tài để xử lý.

Tiêu dùng bền vững – xu hướng cần được doanh nghiệp năm bắt và thúc đẩy

Tiêu dùng bền vững – xu hướng cần được doanh nghiệp năm bắt và thúc đẩy

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững”… đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  6 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  6 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  9 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.