Tiêu điểm
3 xu hướng trong hành vi người tiêu dùng Việt
Sự lạc quan của người tiêu dùng đang trên đà hồi phục, đi kèm với đó là sự trở lại mạnh mẽ đối với các hoạt động mua sắm nhưng chuyển hướng sang chi tiêu tuỳ thích cho giải trí và phong cách sống thay vì tích trữ mặt hàng thiết yếu, chú trọng chất lượng và thương hiệu thay vì chỉ tập trung vào giá và tiếp tục chuyển dịch sang các kênh mua hàng hiện đại.
Sự phục hồi kinh tế được đánh giá sẽ là dấu hiệu tốt cho các điều kiện tiêu dùng thuận lợi hơn trong trung và dài hạn. Tìm hiểu một số thay đổi mới nhất trong hành vi của người tiêu dung sau khi phỏng vấn hơn 1.000 hộ gia đình tại Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM, Deloitte quan sát được ba xu hướng nổi bật.
Thứ nhất, thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 đã dẫn đến việc phục hồi nhanh chóng sự lạc quan của người tiêu dùng.
Cụ thể, 56% số người trả lời khảo sát cảm thấy lạc quan đối với triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới, trong khi 77% đưa ra quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế trong một đến ba năm tiếp theo. Những con số này thể hiện sự gia tăng đáng kể về mức độ lạc quan so với một năm trước, lần lượt là 45% và 60%. Mức độ lạc quan cao này đi kèm với mức độ tiếp nhận tương đối cao để tham gia vào các hoạt động kinh tế chính như đi làm và mua sắm tại cửa hàng.
Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng, vẫn tồn tại một số khác biệt tâm lý giữa các hộ gia đình có mức thu nhập hàng tháng khác nhau cũng như ở các thành phố khác nhau.
Cụ thể, những người có mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng cao hơn có xu hướng lạc quan hơn do Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều hơn đến việc làm và sinh kế của những người có mức thu nhập hộ gia đình hàng tháng thấp hơn. Mức độ lạc quan ở hai thành phố phía Nam cao hơn ở trung tâm thành phố Đà Nẵng hoặc phía Bắc thành phố Hà Nội.
Nhìn chung, thận trọng vẫn là từ khóa khi chỉ 12% người được hỏi có ý định tăng mức chi tiêu hiện tại và 96% trong số họ dự định tăng hoặc duy trì mức tiết kiệm của mình mặc dù có tới 82% kỳ vọng sẽ tăng thu nhập.
Về thói quen chi tiêu, người tiêu dùng Việt Nam đang phân bổ lại chi tiêu của họ từ các nhu cầu thiết yếu cơ bản hướng tới chi tiêu tùy thích cho các sản phẩm giải trí và phong cách sống, đặc biệt cho các danh mục phụ thể dục – thể thao và mỹ phẩm & chăm sóc sắc đẹp, khi nhu cầu tích trữ đã giảm mạnh sau khi Covid-19 qua đi. Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có chất lượng tốt hoặc cao cấp hơn thay vì động thái tích trữ.
Tuy nhiên, chỉ 3% người trả lời có ý định tăng mức chi tiêu của họ cho danh mục hàng tiêu dùng giải trí do thói quen giải trí tại nhà và tránh xa các hoạt động giải trí bên ngoài đã được hình thành trong mùa giãn cách.
Thứ hai, người tiêu dùng, đang cân bằng lại các ưu tiên của họ và đánh đổi các thuộc tính về giá cả để có những cân nhắc phù hợp hơn, chẳng hạn như chất lượng, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm.
Đối với các sản phẩm ăn được, cân nhắc về chất lượng chiếm ưu thế trong danh sách các thuộc tính được xem xét khi quyết định mua hàng. Tuy nhiên, những cân nhắc này dường như ít nổi bật hơn đối với các sản phẩm ăn được để giải trí, chẳng hạn như danh mục đồ uống có cồn và thuốc lá.
“Điều này không có nghĩa yếu tố giá cả không quan trọng. Thay vào đó, người tiêu dùng lý trí hơn trong việc đánh đổi giữa giá cả và các thuộc tính khác của sản phẩm mà họ coi trọng. Nhìn chung, giá cả vẫn nằm trong ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua hàng và hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy kênh mua. Tuy nhiên, sự đa dạng của sản phẩm vẫn vượt trội so với giá cả cạnh tranh”, Deloitte nhận định.
Đối với hàng hóa thiết yếu cơ bản, trong danh mục sản phẩm phụ của nhóm giáo dục, yếu tố chất lượng và thương hiệu chiếm ưu thế. Đối với các tiểu mục của hàng hóa cần thiết cơ bản khác như giao thông vận tải, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe, các thuộc tính về chất lượng và an toàn là hai yếu tố quan trọng nhất được cân nhắc.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, an toàn và thương hiệu là hai yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn tiêu dùng trong danh mục sản phẩm định hình phong cách sống. Trong danh mục đồ điện tử, chất lượng, giá cả và công nghệ nổi lên như ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua hàng.
Trong tất cả các danh mục sản phẩm, kích thước gói trung bình luôn được ưa thích nhất cho cả việc mua gói đồ đơn lẻ và gói đồ nhiều món, vì nó được coi là "dễ mang theo" và giá cả phải chăng. Đáng lưu ý là sự ưu tiên đáng kể của người tiêu dùng đối với những gói đồ đơn lẻ - đặc biệt là gói có kích thước đóng gói vừa và nhỏ - cho danh mục Sản phẩm vệ sinh cá nhân và Mỹ phẩm & chăm sóc sắc đẹp, vì cả khả năng chi trả và khả năng tiếp cận.
Cuối cùng, đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình đổi mới bối cảnh bán lẻ của Việt Nam bằng cách khuyến khích sự phát triển của các kênh thương mại hiện đại và thương mại điện tử, cũng như các dịch vụ giao hàng và thức ăn mua mang đi. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, nó cũng đang thúc đẩy một số xu hướng mới có thể trở thành thói quen lâu dài trong trạng thái bình thường mới, với tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho các công ty tiêu dùng, ví dụ như các bữa ăn 'tự làm’ từ nhà hàng.
Trong tất cả bốn thành phố được tiếp cận trong cuộc khảo sát của Deloitte, các kênh bán hàng hiện đại hiện chiếm ưu thế trong sở thích của người tiêu dùng đối với các kênh mua hàng.
Trong số các kênh mua hàng trực tuyến khác nhau, các sàn thương mại điện tử và nền tảng truyền thông mạng xã hội nổi lên như những kênh phổ biến nhất, với 68% và 54% người trả lời khảo sát chỉ ra rằng họ đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua thông qua các kênh này
Sự tăng trưởng này có thể không chỉ được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng do đại dịch, mà còn do các hoạt động khuyến mại lớn - bao gồm nhưng không giới hạn ở các chiến dịch bán hàng giảm giá và các sự kiện khuyến mại hàng tháng khác - được thực hiện bởi các công ty thương mại điện tử ở Việt Nam, khi họ nỗ lực để tăng số lượng người dùng và tổng giá trị hàng bán để mở rộng thị phần
Trong khi truyền miệng và truyền hình vẫn là nguồn thông tin có ảnh hưởng nhất trong số các danh mục sản phẩm, các kênh truyền thông mạng xã hội và nền tảng kỹ thuật số cũng đang trên đà phát triển. Xu hướng này được thể hiện rõ nhất trong các danh mục phụ của sản phẩm không ăn được, chẳng hạn như mỹ phẩm & sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thể dục – thể thao, thư giãn & giải trí, thiết bị gia dụng chính và thiết bị gia dụng phụ.
Trong tương lai, vẫn còn phải xem những xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trên đà phục hồi kinh tế của Việt Nam khi các biện pháp mở cửa lại biên giới có hiệu lực. Tuy nhiên, điều rõ ràng là các công ty tiêu dùng muốn tận dụng đà phát triển của những xu hướng này sẽ không chỉ cần hiểu sự chuyển động riêng lẻ mà còn cả cách các xu hướng này hội tụ với nhau khi chúng cùng diễn ra trong tương lai.
“Trong tương lai, vẫn còn phải xem những xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trên đà phục hồi kinh tế của Việt Nam khi các biện pháp mở cửa lại biên giới có hiệu lực. Tuy nhiên, điều rõ ràng là các công ty tiêu dùng muốn tận dụng đà phát triển của những xu hướng này sẽ không chỉ cần hiểu sự chuyển động riêng lẻ mà còn cả cách các xu hướng này hội tụ với nhau khi chúng cùng diễn ra trong tương lai”, Deloitte lưu ý.
Thấu hiểu thị trường xuất khẩu
Đề xuất xử lý người tiêu dùng cố ý hạ bệ uy tín người kinh doanh
Thông thường, trong công cuộc bảo vệ người dùng, đối tượng bị xử lý hầu hết là các tổ chức kinh doanh, nhà cung cấp. Trong khi đó, trên thị trường, một số người tiêu dùng đang lợi dụng quyền hạn của mình để nói sai sự thật, hạ bệ nhà cung cấp nhưng pháp luật lại chưa có chế tài để xử lý.
Sabeco hưởng lợi khi người tiêu dùng uống bia rẻ hơn
Trong giai đoạn trước Covid-19, phân khúc bia cận cao cấp có mức tăng trưởng mạnh nhất ở hai con số, trong khi phân khúc phổ thông chỉ tăng một con số so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng đã thay đổi sau đại dịch. Trước áp lực lạm phát tăng cao, khách hàng có xu hướng tiêu dùng những loại bia rẻ hơn, đây là lợi thế lớn cho Sabeco.
‘Thương hiệu nông sản có được từ niềm tin của người tiêu dùng’
Đây là ‘chân lý’ mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhấn mạnh khi nói về việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt.
Người tiêu dùng Việt ngày càng hiện đại, bớt ‘sính ngoại’
Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cho thấy người tiêu dùng Việt đang thâm nhập ngày càng sâu vào quá trình số hóa. Cùng với đó, các thương hiệu nội địa được ưu tiên nhiều hơn.
Việt Nam, Trung Quốc nghiên cứu xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới
Việt Nam và Trung Quốc hướng tới xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nước.
Tại sao chữ 'Tín' tạo nên thành công cho Tập đoàn Bcons
Tập đoàn Bcons đang để lại khá nhiều dấu ấn đẹp trên thị trường bất động sản phía Nam. Chữ "Tín" chính là chìa khoá giúp doanh nghiệp này gặt hái được thành công và tiến nhanh trên hành trình phát triển thành tập đoàn đa ngành.
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Phía sau ánh hào quang
Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?
Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Dịch vụ là văn hoá
Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.
Nắm lấy những cơ hội chuyển mình
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.