Tiêu điểm
Hai lần trễ hẹn, các bộ vẫn chưa có kết quả xác minh vụ Asanzo
Vụ việc Asanzo hiện vẫn chưa có kết luận của các cơ quan quản lý dù đã hai lần quá thời hạn công bố.

Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó trưởng Ban chỉ đạo thường trực 389 quốc gia đã có ý kiến về việc kiểm tra xác minh thông tin báo chí phản ánh về Công ty CP Điện tử Asanzo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giao các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính cũng như Văn phòng Ban chỉ đạo thường trực 389 quốc gia thực hiện các nội dung. Hiện Bộ Tài chính đã thực hiện đầy đủ nội dung theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Bộ Công thương hiện cũng đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, chức trách được giao.
Trước đó, Thủ tướng yêu cầu báo cáo kết quả xác minh nghi vấn Công ty Asanzo bán hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam trước 31/7. Song, do tính chất phức tạp của vụ việc, kết quả xác minh đã không thể công bố đúng hạn. Gần đây, đại diện Ban chỉ đạo 389 cho biết sẽ công bố kết luận này vào ngày 30/8.
Tuy nhiên, sáng 4/9, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Asanzo cho biết đã cùng luật sư đến Bộ Tài chính yêu cầu cung cấp dự thảo kết luận thanh kiểm tra nhưng vụ việc vẫn chưa được bộ này kết luận.
Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’
Cũng theo Công ty Asanzo, trong 70 ngày chờ kết luận thanh tra về nghi án "bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam", mỗi ngày công ty mất 1 tỷ đồng do hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động. Khoản tiền này chưa gồm các chi phí phát sinh khác.
Mới đây, công ty này đã phải "bất đắc dĩ thông báo ngừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh", chỉ duy trì hoạt động bảo trì bảo hành để bảo đảm quyền lợi sau mua hàng của người tiêu dùng.
Vụ việc bắt đầu từ thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho rằng Công ty CP Điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa về bóc tem "made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường. Tuy nhiên, ông Phạm Văn Tam lại khẳng định, không có chuyện bóc tem Trung Quốc rồi dán tem Việt Nam lên.
Tivi Asanzo có 3 linh kiện được nhập từ Trung Quốc gồm: bo mạch, tấm panel và tấm kính (màn hình) chiếm khoảng 70% trên toàn sản phẩm. Còn tất cả chi tiết khác như là vỏ nhựa, remote điều khiển do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Cũng tại họp báo, thông tin thêm về quy định tiêu chuẩn hàng "made in Vietnam", hàng hoá xuất xứ Việt Nam, ông Đỗ Thắng Hải cho biết, ngày 14/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43 quy định về ghi nhãn hàng hóa, trong đó cũng có thông tin về xuất xứ hàng hóa. Khi nghị định này được ban hành vẫn còn thiếu một số quy định, đặc biệt là những quy định về xuất xứ "Made in Vietnam" cũng như xuất xứ hàng hóa ngay tại Việt Nam.
Ngày 29/6/2018, Bộ Công thương đã có tờ trình báo cáo Chính phủ cho phép nghiên cứu xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật về việc như thế nào là sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã tiến hành phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan và đã hoàn thành dự thảo ban đầu là thông tư và đăng tải để lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng có liên quan.
Bộ Công thương cũng đã tổ chức một buổi gặp mặt xin ý kiến của các nhà báo có quan tâm. Do đối tượng của thông tư rất rộng, nội dung tương đối phức tạp, vụ việc Asanzo cũng chỉ là một ví dụ, nên Bộ Công thương đề xuất được tiếp tục nghiên cứu, ghi nhận ý kiến đóng góp của đông đảo người dân và doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan để hoàn thiện.
"Chúng tôi sẽ ban hành thông tư này trong thời gian sớm nhất với mục đích đảm bảo hướng cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có xuất xứ rõ ràng. Quan trọng nhất là đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tại Việt Nam", ông Hải nhấn mạnh.
Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’
Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’
Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.
Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’
Trường hợp của Asanzo vừa qua đang đặt ra bài toán cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể về sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’
Những khái niệm về “hàng Việt Nam”, “Thương hiệu Việt” hay xa xưa hơn là “Made in Vietnam” vẫn còn mập mờ và gây tranh cãi.
Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo
Asanzo công bố đạt tổng doanh thu hơn 4.600 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty thành viên cho thấy lợi nhuận chỉ đạt vài trăm triệu, thậm chí thua lỗ.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.