Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Hoàng Linh Thứ năm, 18/07/2019 - 14:11

Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.

Đối với hàng sản xuất, tiêu thụ trong nước, hiện chưa có quy định rõ ràng về xác định hàng hóa xuất xứ Việt Nam hoặc hàng hóa của Việt Nam. Ảnh: Asanzo

Thông tin công ty Asanzo nhập khẩu cụm linh kiện từ Trung Quốc, có xuất xứ Trung Quốc, lắp lại thành sản phẩm và gắn nhãn mác, xuất xứ Việt Nam thời gian qua đã đặt ra nhiều băn khoăn về những yếu tố cần thiết để có thể xác định một sản phẩm “Made in Vietnam”.

Trên thực tế, vấn đề xuất xứ mới chỉ được tập trung làm rõ đối với các mặt hàng xuất, nhập khẩu nhằm xác định sản phẩm đó có được hưởng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia hay không.

Theo thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa liên quan đến xuất nhập khẩu, nguyên tắc chung là hàng hóa sẽ được xác định xuất xứ theo nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.

Hàng hóa xuất, nhập khẩu có xuất xứ thuần túy hay không thuần túy và các tiêu chí xác định được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Theo đó, một hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Việt Nam nếu xuất phát từ điều kiện tự nhiên, sản sinh trong lãnh thổ Việt Nam hoặc đáp ứng tiêu chí về chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí về tỷ lệ phần trăm giá trị.

Tuy nhiên, đối với hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong nước, hiện vẫn chưa có một quy định rõ ràng về xác định như thế nào là hàng hóa xuất xứ Việt Nam hoặc hàng hóa của Việt Nam.

Điều này khiến người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Vietnam” và đang sử dụng hàng “Made in Vietnam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43 ban hành năm 2017 của Chính phủ, theo đó bắt buộc mọi hàng hoá lưu hành tại Việt Nam đều phải dán nhãn.

Một số thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm tên nhà sản xuất, tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm lưu thông hàng hóa, xuất xứ hàng hoá. Nghị định này cũng quy định các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá có trách nhiệm tự xác định thông tin để đưa lên nhãn hàng hoá.

Ông Trần Ngọc Trung, Luật sư, cố vấn Công ty Luật Baker & Mckenzie tại Tọa đàm "Như thế nào là hàng "Made in Vietnam" mới đây cũng chia sẻ cùng quan điểm khi cho rằng hiện không có quy định nào yêu cầu hàng sản xuất, tiêu thụ nội địa cần xuất xứ ra sao, có phải chứng nhận hay không.

Đi tìm xuất xứ ‘Made in Vietnam’ trong chuỗi giá trị toàn cầu
Ông Trần Ngọc Trung, Luật sư, Cố vấn cho Công ty Luật Baker & Mckenzie

Trả lời câu hỏi của phóng viên TheLEADER, ông Trung cho rằng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn cầu, nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc đặt ra một quy định quá chặt về xuất xứ để ghi “Made in Vietnam” sẽ khiến nhiều sản phẩm không xác định được xuất xứ.

Tuy nhiên, nếu để quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới câu chuyện thương hiệu Việt Nam, thương hiệu quốc gia và sản phẩm đó có đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng hay không.

“Ở góc độ người làm luật, tôi thấy rằng cần có sự cân bằng, cái sau cùng mà chúng ta tập trung vẫn là vấn đề chất lượng”.

Theo ông, vấn đề xuất xứ là một nhận thức mơ hồ của người tiêu dùng, ví dụ như cho rằng hàng xuất Nhật thì chất lượng mà hàng xuất Trung Quốc thì kém chất lượng nhưng điều này không hoàn toàn đúng 100%.

“Việc quản lý không chỉ dựa vào xuất xứ mà còn phải là vấn đề chất lượng. Khi chúng ta kiểm soát được chất lượng sản phẩm sản xuất ở Việt Nam, để sản phẩm đó được ghi “Made in Vietnam” thì chúng ta có thể an tâm rằng thương hiệu quốc gia không bị xâm phạm”.

Ông Trung nhấn mạnh kể cả khi đặt ra được quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp đáp ứng và được gắn “Made in Vietnam” nhưng hàng vẫn kém chất lượng vì xuất xứ không điều chỉnh được chất lượng. Khi đó, xuất xứ và thương hiệu quốc gia vẫn bị xâm hại.

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) dẫn báo cáo cho biết thương hiệu của sản phẩm tác động lên ứng xử của người tiêu dùng mạnh hơn xuất xứ của sản phẩm đó.

Bà Hương lấy ví dụ việc khách hàng mua một đôi giày của Nike, của Adidas thì sẽ mua thương hiệu nhiều hơn việc xác định sản phẩm đó sản xuất tại đâu. "Trong xu hướng sản xuất toàn cầu, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến chất lượng nhiều hơn là xuất xứ". 

Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm
Trường hợp của Asanzo vừa qua đang đặt ra bài toán cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể về sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm
Trường hợp của Asanzo vừa qua đang đặt ra bài toán cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể về sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Sản phẩm điện tử 'Made in Vietnam': Giấc mơ còn xa?

Sản phẩm điện tử 'Made in Vietnam': Giấc mơ còn xa?

Leader talk -  6 năm

Kỳ vọng tạo ra sản phẩm Made in Vietnam là hợp lý nhưng tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nội trong giá trị sản xuất toàn ngành cũng như vị trí trong chuỗi giá trị thế giới mới chính là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Jack Ma: Trong tương lai, mọi thứ có thể được gắn mác “Made in internet”

Jack Ma: Trong tương lai, mọi thứ có thể được gắn mác “Made in internet”

Quốc tế -  7 năm

Theo ông Jack Ma – vị tỷ phú sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba, thời điểm hiện tại là thời điểm phù hợp để kinh doanh khi cả thế giới đang bước vào trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  13 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  15 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.