Tiêu điểm
Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’
Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.

Thông tin công ty Asanzo nhập khẩu cụm linh kiện từ Trung Quốc, có xuất xứ Trung Quốc, lắp lại thành sản phẩm và gắn nhãn mác, xuất xứ Việt Nam thời gian qua đã đặt ra nhiều băn khoăn về những yếu tố cần thiết để có thể xác định một sản phẩm “Made in Vietnam”.
Trên thực tế, vấn đề xuất xứ mới chỉ được tập trung làm rõ đối với các mặt hàng xuất, nhập khẩu nhằm xác định sản phẩm đó có được hưởng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia hay không.
Theo thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa liên quan đến xuất nhập khẩu, nguyên tắc chung là hàng hóa sẽ được xác định xuất xứ theo nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu có xuất xứ thuần túy hay không thuần túy và các tiêu chí xác định được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
Theo đó, một hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Việt Nam nếu xuất phát từ điều kiện tự nhiên, sản sinh trong lãnh thổ Việt Nam hoặc đáp ứng tiêu chí về chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí về tỷ lệ phần trăm giá trị.
Tuy nhiên, đối với hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong nước, hiện vẫn chưa có một quy định rõ ràng về xác định như thế nào là hàng hóa xuất xứ Việt Nam hoặc hàng hóa của Việt Nam.
Điều này khiến người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Vietnam” và đang sử dụng hàng “Made in Vietnam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.
Việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo Nghị định 43 ban hành năm 2017 của Chính phủ, theo đó bắt buộc mọi hàng hoá lưu hành tại Việt Nam đều phải dán nhãn.
Một số thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm tên nhà sản xuất, tên tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm lưu thông hàng hóa, xuất xứ hàng hoá. Nghị định này cũng quy định các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá có trách nhiệm tự xác định thông tin để đưa lên nhãn hàng hoá.
Ông Trần Ngọc Trung, Luật sư, cố vấn Công ty Luật Baker & Mckenzie tại Tọa đàm "Như thế nào là hàng "Made in Vietnam" mới đây cũng chia sẻ cùng quan điểm khi cho rằng hiện không có quy định nào yêu cầu hàng sản xuất, tiêu thụ nội địa cần xuất xứ ra sao, có phải chứng nhận hay không.

Trả lời câu hỏi của phóng viên TheLEADER, ông Trung cho rằng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn cầu, nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, việc đặt ra một quy định quá chặt về xuất xứ để ghi “Made in Vietnam” sẽ khiến nhiều sản phẩm không xác định được xuất xứ.
Tuy nhiên, nếu để quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới câu chuyện thương hiệu Việt Nam, thương hiệu quốc gia và sản phẩm đó có đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng hay không.
“Ở góc độ người làm luật, tôi thấy rằng cần có sự cân bằng, cái sau cùng mà chúng ta tập trung vẫn là vấn đề chất lượng”.
Theo ông, vấn đề xuất xứ là một nhận thức mơ hồ của người tiêu dùng, ví dụ như cho rằng hàng xuất Nhật thì chất lượng mà hàng xuất Trung Quốc thì kém chất lượng nhưng điều này không hoàn toàn đúng 100%.
“Việc quản lý không chỉ dựa vào xuất xứ mà còn phải là vấn đề chất lượng. Khi chúng ta kiểm soát được chất lượng sản phẩm sản xuất ở Việt Nam, để sản phẩm đó được ghi “Made in Vietnam” thì chúng ta có thể an tâm rằng thương hiệu quốc gia không bị xâm phạm”.
Ông Trung nhấn mạnh kể cả khi đặt ra được quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp đáp ứng và được gắn “Made in Vietnam” nhưng hàng vẫn kém chất lượng vì xuất xứ không điều chỉnh được chất lượng. Khi đó, xuất xứ và thương hiệu quốc gia vẫn bị xâm hại.
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) dẫn báo cáo cho biết thương hiệu của sản phẩm tác động lên ứng xử của người tiêu dùng mạnh hơn xuất xứ của sản phẩm đó.
Bà Hương lấy ví dụ việc khách hàng mua một đôi giày của Nike, của Adidas thì sẽ mua thương hiệu nhiều hơn việc xác định sản phẩm đó sản xuất tại đâu. "Trong xu hướng sản xuất toàn cầu, người tiêu dùng sẽ quan tâm đến chất lượng nhiều hơn là xuất xứ".
Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’
Sản phẩm điện tử 'Made in Vietnam': Giấc mơ còn xa?
Kỳ vọng tạo ra sản phẩm Made in Vietnam là hợp lý nhưng tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nội trong giá trị sản xuất toàn ngành cũng như vị trí trong chuỗi giá trị thế giới mới chính là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp điện tử Việt Nam.
Jack Ma: Trong tương lai, mọi thứ có thể được gắn mác “Made in internet”
Theo ông Jack Ma – vị tỷ phú sở hữu nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba, thời điểm hiện tại là thời điểm phù hợp để kinh doanh khi cả thế giới đang bước vào trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.