Bất động sản
'Hai vành đai, một con đường' và câu chuyện Trung Quốc đầu tư bất động sản Việt
Theo GS. Đặng Hùng Võ, Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.
Làn sóng đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đang có xu hướng mạnh hơn lên, trải rộng trên khắp các phân khúc từ nhà ở, văn phòng cho thuê, khu công nghiệp đến bất động sản du lịch. Trong đó, hầu hết các dự án lớn đều nằm tại khu vực phía Nam, có vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển, cũng như các khu đất vàng…
TheLEADER.vn đã có buổi trao đổi ngắn với GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về vấn đề này.
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về xu hướng đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay?
GS. Đặng Hùng Võ: Xu hướng phổ biến chung của giới nhà giàu, đại gia Trung Quốc hiện nay là đều muốn tìm một cơ sở khác để đầu tư ở nước ngoài. Không chỉ ở Việt Nam, xu hướng này của các nhà đầu tư Trung Quốc diễn ra tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Điều này trước hết xuất phát từ việc người Trung Quốc muốn có nhiều giải pháp trong cuộc sống. Chẳng hạn như sau này khi có một thay đổi phức tạp tại trong nước thì họ có thể dễ dàng ra đi kinh doanh ở nước ngoài.
Nguyên nhân thứ hai là do người Trung Quốc vốn rất thích kinh doanh. Tất cả những quốc gia có thị trường bất động sản mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài thì họ đều có xu hướng muốn tham gia vào thị trường. Có thể nói máu kinh doanh bất động sản của người Trung Quốc rất mạnh, họ làm mọi cách để thu lợi.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh một vấn đề đáng chú ý của việc người Trung Quốc đầu tư vào bất động sản Việt Nam là yếu tố an ninh quốc phòng. Giống như trước đây họ thuê rừng hàng chục năm, mỗi người thuê một ít, cuối cùng thành cả một cánh rừng rất lớn của người Trung Quốc.
Song, tôi cho rằng, không phải tất cả các dự án đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc đều “có ý gì” về an ninh quốc phòng.
Ở đây chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trong một mối quan hệ tương quan giữa nước nhỏ và nước lớn. Không phải chỉ với Việt Nam mà tại các nước khác trong khu vưc, Trung Quốc đều có xu hướng đầu tư mạnh mẽ như vậy.
Ông có nhận định gì khi hầu hết các dự án nhà đầu tư Trung Quốc nhắm đến đều nằm ở những vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển?
GS. Đặng Hùng Võ: Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, họ phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.
"Hai vành đai một con đường" là chiến lược phát triển về phía Nam của Trung Quốc, trong bài toán đầu tư bất động sản của họ chắc chắn phải có.
Liên quan đến tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, theo ông, Việt Nam có nên cởi mở cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản Trung Quốc vay vốn?
GS. Đặng Hùng Võ: Hiện Việt Nam đang chấm cho Trung Quốc trúng thầu khá nhiều dự án lớn từ giao thông đến công trình xây dựng. Và thực tế kinh nghiệm trong thời gian qua chúng ta đã phải chật vật rất nhiều về các dự án của Trung Quốc như đường sắt trên cao tại Hà Nội vì chuyện chậm tiến độ, tăng vốn, chất lượng thi công...
Nguyên nhân của thực trạng này là do Trung Quốc cũng là một nước đang phát triển như Việt Nam, đều chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Do đó, khả năng thiếu vốn của Trung Quốc đương nhiên là có.
Tuy nhiên, nhà đầu tư Trung Quốc giỏi huy động vốn, giải quyết bài toán vốn tốt hơn Viêt Nam. Tại Việt Nam chỉ có một "vở" bán nhà trên giấy để huy động vốn nhưng nhà đầu tư Trung Quốc có rất nhiều "vở" như làm chậm tiến độ, đưa ra những lý do chính đáng về tăng vốn...
Bên cạnh đó, họ cũng rất biết cách trong việc sử dụng những công cụ tham nhũng, hay nói cách khác là “đút lót” để đạt được mục đích của mình.
Ông có lo ngại khi các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam cũng sẽ gây chậm tiến độ dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai?
GS. Đặng Hùng Võ: Hiện Trung Quốc chưa phải là quốc gia đầu tư bất động sản lớn nhất tại Việt Nam. Do đó, vấn đề về thị trường bất động sản theo tôi không đáng lo ngại.
Còn đối với việc nhà đầu tư Trung Quốc tận dụng vốn của Việt Nam thì tôi cho rằng để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng của chúng ta nên ưu tiên cho vay tại các doanh nghiệp của Việt Nam, vì sự phát triển của Việt Nam. Trước những cám dỗ mà chúng ta không kìm lòng được sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Theo ông đâu là giải pháp cho thực trạng này?
GS. Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng có hai việc chúng ta phải làm.
Thứ nhất, các cơ quan chức năng đừng dính vào "của đút lót" của nhà đầu tư Trung Quốc, bởi đã nhận rồi họ nói gì cũng chịu. Các nhà quản lý có nghèo quá cũng đừng làm những chuyện đó để dẫn đến phải phê duyệt những quyết định không có lợi cho dân tộc.
Thứ hai, chúng ta cần tăng cường kiểm tra giám sát nhất là về chất lượng công trình, tránh việc giữ đất dự án, chậm tiến độ gây lãng phí hay họ tìm cách giảm chất lượng để giảm giá thành.
Có giám sát sát nghiêm thì chúng ta mới đảm bảo chất lượng công trình, bởi thực tế rất nhiều công trình của Trung Quốc thi công hiện nay đang chứng tỏ chất lượng rất kém.
Bên cạnh đó, chiến lược thu hút FDI của Việt Nam cũng cần phải thay đổi. Đã đến lúc chúng ta phải mạnh mẽ hơn, cương quyết hơn nữa khi xem xét các yếu tố về chất lượng dự án, lựa chọn nhà đầu tư. Dự án đầu tư phải đúng với chiến lược phát triển của đất nước, không phải bằng mọi cách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Xin cảm ơn ông!
Thận trọng khi Trung Quốc dội vốn vào bất động sản Việt
Thận trọng khi Trung Quốc dội vốn vào bất động sản Việt
Các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam thường gắn liền với những ấn tượng không mấy tích cực về chất lượng, tiến độ thi công... do đó, trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ của quốc gia này vào bất động sản Việt thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần hết sức thận trọng.
Trung Quốc và những 'kế hoạch' bất động sản tỷ đô tại Việt Nam
Hầu hết các dự án lớn đều nằm tại khu vực phía Nam, có vị trí đắc địa gần sân bay, cảng biển, các khu đất vàng.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.