TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Kết quả rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa cho thấy hàng loạt tồn tại ở nhiều dự án bất động sản.
Cụ thể, 10 trường hợp chậm tiến độ sử dụng đất theo quy định (trong đó 5 dự án đã từng được gia hạn sử dụng đất 24 tháng như: Khu du lịch sinh thái Cồn Bắp của Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cồn Bắp; Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông (Công ty CP Kinh doanh quản lý bất động sản Trung Kỳ - Viêm Đông), Khu du lịch biển cao cấp tại phường Điện Ngọc (Công ty CP MBLand Tonkin), Khu du lịch Nam Cổ Cò (Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Xây dựng Nam Cổ Cò) và Khu du lịch tại phường Điện Dương (Công ty CP Đầu tư và xây lắp Xuân Phú Hải).
4 dự án chưa đưa đất vào sử dụng, trong đó 2 dự án trước đây qua thanh tra đã kiến nghị và được tỉnh gia hạn sử dụng đất 24 tháng là: Khu dịch vụ du lịch Bãi Rạng Núi Thành của Công ty CP Xây dựng và thương mại Hoàng Yến, Khu du lịch sinh thái ven biển 5 sao Hội An – Holiday của Công ty CP Đầu tư Hội An – Thái Bình Dương.
2 dự án chưa có quyết định cho thuê đất của cơ quan thẩm quyền gồm: Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí Cổ Cò tại Điện Bàn (do Công ty CP Thiên đường Cổ Cò làm chủ đầu tư, chưa có quyết định cho thuê đất của tỉnh, trên thực tế Công ty đã xây dựng một số hạng mục); Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN (Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư, nay đã chuyển nhượng cho Công ty CP CYAN) chưa triển khai xây dựng và chưa có hồ sơ pháp lý đất đai.
Theo Sở Tài nguyên và môi trường, các dự án sau khi được nhà nước giao đất, thuê đất vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng (4 dự án) hoặc sử dụng đất chậm tiến độ (10 dự án).
Trong đó, có một số dự án trước đây đã được nhà nước quyết định cho gia hạn sử dụng đất 24 tháng (7 dự án) và đã được điều chỉnh tiến độ đầu tư nhiều lần theo quy định của pháp luật đầu tư.
Một số tổ chức sử dụng đất khi chưa hoàn thành về thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định nhưng đã đưa đất vào sử dụng; chưa thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế chủ yếu đến từ năng lực của các chủ đầu tư (Các chủ đầu tư chưa tập trung nguồn lực (tài chính, lao động) để triển khai dự án theo tiến độ cam kết, một số dự án thi công cầm chừng; đặc biệt là các dự án đầu tư về dịch vụ du lịch, khách sạn, nghỉ dưỡng trong thời điểm xảy ra dịch bệnh Covid-19, nhiều chủ đầu tư có tâm lý lo ngại về khả năng thu hồi vốn nên chưa mạnh dạn tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ…).
Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư thay đổi thiết kế xây dựng, hạng mục công trình, quy mô dự án so với ban đầu dẫn đến việc thay đổi, xác lập lại các hồ sơ pháp lý có liên quan nên ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan đến từ công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng của địa phương (UBND cấp huyện) dẫn đến việc chủ đầu tư chậm được nhà nước giao đất, cho thuê đất và nhận bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án cũng như ảnh hưởng dịch Covid thời gian qua (nhiều dự án phải trì hoãn việc đầu tư xây dựng, việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhập khẩu máy móc phục vụ xây dựng dự án, cũng như việc giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan).
Nhiều dự án (dù đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất) phải thực hiện thay đổi điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, thiết kế xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ.
Khoảng 5 năm trước, trước tình trạng quy hoạch “treo” ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương như các dự án tại phường Điện Dương (tổ hợp khách sạn và nhà ở sinh thái Cyan của Công ty Lũng Lô, dự án Thiên đường Cổ Cò do Tập đoàn Tuần Châu làm chủ đầu tư, dự án Khu du lịch Xuân Phú Hải, dự án Khu dân cư dịch vụ - du lịch Làng Chài Điện Dương….), UBND tỉnh Quảng Nam đã từng đưa ra các biện pháp cụ thể.
Theo đó, để quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất và chấn chỉnh tình trạng chậm tiến độ kéo dài của các dự án do Công ty CP Thiên đường Cổ Cò và Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư tại thị xã Điện Bàn, UBND tỉnh đã điều chỉnh phạm vi dự án Tổ hợp khách sạn và nhà ở sinh thái CYAN từ 17 ha xuống còn khoảng 13,45 ha và tiến độ thực hiện dự án chậm nhất đến 31/12/2020.
UBND tỉnh cũng điều chỉnh phạm vi Khu đô thị sinh thái tại phân khu phía Đông đường ĐT603A thuộc dự án Khu vui chơi văn hóa, giải trí nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái Thiên đường Cổ Cò từ khoảng 20 ha xuống còn khoảng 17ha và tiến độ thực hiện dự án chậm nhất đến 31/12/2019.
Đối với dự án Khu du lịch của Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Phú Hải, trước việc chậm trễ triển khai dự án, vi phạm tiến độ cam kết, UBND tỉnh đã chỉ đạo thanh tra quản lý, sử dụng đất tại dự án và UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử lý kết luận thanh tra, thống nhất cho phép Công ty Xuân Phú Hải được gia hạn sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực để tiếp tục đầu tư hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.
Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?
Đáp ứng nhu cầu lướt sóng của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đầy biến động, VPBankS đã chính thức nâng hạn mức và ưu đãi cho sản phẩm margin T+. Với chính sách mới, nhà đầu tư có thể vay margin lãi suất chỉ từ 0%/năm và hạn mức lên đến 15 tỷ đồng.
Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
Kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 năm nay, Vincom tiếp tục khẳng định vai trò 'mini getaway' giữa lòng đô thị với chuỗi sự kiện “Yêu nước” tôn vinh tinh thần dân tộc cùng sự ra mắt loạt thương hiệu mới, khu vui chơi hiện đại và lễ hội Vietnam Art Toy Festival 2025 có quy mô lớn chưa từng có tại Hà Nội.
Giá vàng hôm nay 28/4 buổi sáng tiếp tục xu hướng giảm. Một số chuyên gia nhận định thị trường vàng chưa thể kết thúc nhịp điều chỉnh sớm.
UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió chậm tiến độ triển khai, đồng thời đôn đốc, tháo gỡ xử lý những trường hợp gặp vướng mắc.
Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.